Theo Forbes, mới đây nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Intel đã tuyên bố đạt được hợp đồng sản xuất xe tự lái đầu tiên với đối tác BMW và Mobileye – một hãng cung cấp hệ thống lái tự động ở Israel. Cả ba công ty này cho biết, tới năm 2021 sẽ tiến hành sản xuất một loại xe hơi tự lái hoàn toàn.
Intel, BMW và Mobileye cùng hợp tác sản xuất xe tự lái.
Đây rõ ràng là một sự kiện khá bất ngờ bởi Intel vốn rất kín tiếng về lĩnh vực xe hơi tự lái đang nổi lên như cồn hiện nay. Trước đó Intel đã có một số ít hợp đồng với các nhà sản xuất ô tô về các hệ thống giải trí và định vị nhưng số lượng thấp.
“Hợp tác với nhà sản xuất xe hơi hàng đầu như BMW sẽ giúp Intel có được vị trí tốt hơn nhiều để mở rộng ra ngoài lĩnh vực xe hơi”, Moorhead – một chuyên gia phân tích công nghệ dự đoán trên Forbes.
Trong khi đó các đối thủ của Intel là Nvidia và NXP đã thiết lập được vị trí trong thị trường này. Với các nhà sản xuất chip để tiến vào lĩnh vực xe ô tô tự lái thì cần phải xử lý được ác thuật toán giúp máy móc tự học sâu được. Bộ vi xử lý cần có khả năng kết nối tất cả các dữ liệu đến từ các cảm biến, radar, camera, Lidar và những gì được sử dụng để cho máy móc tự học hỏi.
GPU của Nvidia đang được các hãng xe tự lái ưa chuộng.
Chuyên gia Moorhead cho biết, hiện các nhà đồ họa của Nvidia đang đứng đầu trong lĩnh vực này. Bằng chứng là rất nhiều nhà sản xuất xe hơi đã bắt đầu sử dụng các bộ vi xử lý đồ họa (GPU) của Nvidia để chạy cho hệ thống thông tin cũng như phần mềm tự học của máy móc và tích hợp tất cả các cảm biến và kiểm soát định vị của xe. Các GPU tỏ ra thích hợp trong lĩnh vực này một phần vì khả năng tính toán song song của chúng – một kỹ thuật cho phép thực hiện đồng thời nhiều phép tính khác nhau. Điều đó cho phép mạng lưới thần kinh của các thuật toán – thường là trong trí tuệ nhân tạo (AI) chạy nhanh hơn cả bộ vi xử lý của Intel.
Sản phẩm Drive PX của Nvidia chú trọng đặc biệt vào thị trường xe tự lái. Phiên bản mới nhất là Drive PX2 được công bố tại Hội chợ triển lãm tiêu dùng điện tử 2016 có khả năng siêu tính toán với 12 lõi có thể thực hiện phép tính 8 teraflop (8 nghìn tỷ phép tính/giây). Nvidia cũng quảng cáo đây là loại có khả năng thực hiện 24 hoạt động học sâu trên mỗi giây. Ngoài ra, Nvidia còn được biết đến là hãng đứng đằng sau hệ thống thông tin với loạt chip Tegra cho các xe tự lái cao cấp Model S và Model X của Tesla.
Với NXP, trong năm ngoái hãng này đã chi 12 tỷ USD để sát nhập Freescale và hiện là một hãng sản xuất chip lớn nhất trong ngành công nghiệp xe hơi. Công ty thu lợi từ lĩnh vực này tới 40% doanh thu. NXP còn tuyên bố đã chuyển hơn 30 triệu đơn vị bộ vi xử lý để phục vụ cho hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) cho 8 trong số 10 nhà sản xuất xe lớn nhất thế giới.
NXP đang bội thu nhờ lấn sang sang lĩnh vực xe hơi.
Công ty này gần đây đã bán sản phẩm BlueBox là một hệ thống dùng để thử nghiệm và phát triển các xe ô tô tự lái với cấp độ Level 4 cho phép xe có khả năng tự lái hoàn toàn. BlueBox gồm 2 chip, trong đó một chip dùng đểu xử lý tầm nhìn và một để đưa ra các quyết định lái xe. Bộ vi xử lý lớn hơn này có sự tích hợp của 8 bộ vi xử lý ARM 64-bit có tốc độ 2 GHz. NXP cho biết, bộ vi xử lý này có thể chạy 90 nghìn triệu thao tác mỗi giây với công suất 40 watt. Thêm vào đó, NXP còn cung cấp nhiều phép tính toán hơn cho các cảm biến cần thiết trên hệ thống xe tự lái như radar, Lidar và các thiết bị quan sát tầm nhìn khác.
Ngoài ra hiện hãng sản xuất chip điện thoại di động khổng lồ Qualcomm cũng đang cố chen chân vào lĩnh vực xe hơi. Công ty có trụ sở tại San Diego này đã giới thiệu thế hệ chip đầu tiên tập trung cho xe hơi vào năm 2014 với tên là Snapdragon 602A. Nhà sản xuất xe Đức Audi cho biết tới năm 2017, bộ chip này sẽ được dùng cho xe của Audi. Đầu năm nay, Qualcomm tuyên bố thế hệ chip thứ hai Snapdragon 820A được thiết kế để cung cấp sức mạnh cho các hệ thống thông tin với đồ họa 4K và có khả năng được trang bị cho cả phần mềm học sâu Zeroth dùng cho xe tự lái.
Trở lại trường hợp của Intel, mặc dù tuyên bố hợp tác như vậy nhưng nhiều chi tiết xung quanh hệ thống xe tự lái vẫn chưa được hãng này tiết lộ. Tuy nhiên, rất có thể Intel sẽ đưa các bộ vi xử lý hạng nặng như Xeon và Atom vào trong lĩnh vực xe hơi, phục vụ cho các hệ thống thông tin và định vị. Động thái của Intel hay các nhà sản xuất chip khác đều cho thấy tham vọng của họ muốn mở rộng hơn nữa ra ngoài lĩnh vực truyền thống của mình.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet