John Mendel, Phó chủ tịch Honda, tiết lộ trên tờ USA Today vài câu chuyện đáng sợ vẫn khiến ông tỉnh dậy vào nửa đêm. Một trong số đó xuất phát từ kế hoạch của BYD bán xe tại Mỹ vào năm 2010 mà không cần kênh phân phối tại chỗ.
Mendel lo ngại rằng "kho chứa hàng hoặc mua xe trên mạng" có thể được sử dụng nhằm loại bỏ các đại lý bản địa. Điều này sẽ làm nổ tung công việc kinh doanh thông lệ theo kiểu chiến lược phân phối của Mỹ.
Theo bình luận của trang The truth about car nỗi lo của Mendel có điều gì đó tương đồng với sự kiện 11/9, một cuộc chiến không cân sức: một kẻ thù mới, tận dụng cơ thể nhỏ hơn của mình để tàn phá một hệ thống vốn đã dễ vỡ. May mắn cho nước Mỹ và các đại lý vốn được lòng khách hàng, những nỗi sợ hãi như trên đều là sự cường điệu đặc trưng.
Tata Nano vào Mỹ là một viễn cảnh chẳng mấy tươi sáng theo đánh giá của Phó chủ tịch hãng Honda. Ảnh: The Washington Post. |
Một ngành công nghiệp, mà thịnh vượng hay suy vong phụ thuộc vào doanh số, chắc chắn không nằm trong dạng dễ bị chi phối bởi một hãng dám loại bỏ hình thức bán hàng quy mô lớn, vốn đã được thiết lập lâu đời giống như hệ thống phân phối tại Mỹ.
Theo lý thuyết, BYD có thể giành lợi thế bằng cách phân phối dòng xe điện thông qua một số kênh bán lẻ khác. Nhưng lịch sử không hề có trò chơi nào tương tự để giả thuyết được rằng BYD có thể thực sự trở thành một thế lực toàn cầu như Toyota mà không cần tới sự đảm bảo của hệ thống đại lý của Mỹ.
Sự e dè của Mendel còn dựa vào hiểu biết sâu sắc đối với tinh thần Mỹ, đặc biệt là tình yêu của họ với những thứ "dùng 1 lần".
"Chỉ cần bỏ vài ngàn đô đã có một chiếc xe nên khi bị hỏng, họ chẳng cần sửa. Nếu muốn có xe mới màu mới, họ sẵn sàng mua chiếc khác", John Mendel phân tích.
Nếu điều này thành hiện thực, nó sẽ làm tổn thương những nhà sản xuất "nghiêm túc", vốn luôn tin tưởng vào các khách hàng bỏ hàng chục nghìn đô-la mua xe trong vòng nhiều năm.
Mỹ Anh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet