"Người vận chuyển" đặc biệt của NASA được thiết kế và sản xuất với chi phí khoảng 14 triệu USD cho mỗi chiếc xe bánh xích riêng biệt. Đây cũng được cho là xe mặt đất lớn nhất thế giới tự chạy bằng năng lượng riêng trong khi những cỗ máy khổng lồ khác, như máy đào đất lớn nhất thế giới Bagger 288 phải hoạt động với các nguồn năng lượng từ bên ngoài.
Bắt đầu hoạt động từ giữa những năm 1960, xe đã được nâng cấp động cơ và những tính năng khác để có thể "vác" được tên lửa đẩy khổng lồ Space Launch System (SLS) vào năm 2017.
Với chiều dài gần 40 m, rộng gần 35 m và cao từ 6,1-7,9 m, đặc biệt cùng trọng lượng gần 2.500 tấn, xe cần có mặt đường thiết kế riêng để chạy. Các bánh xích làm từ thép với chiều dài 2,28 m, rộng 0,45 m và mỗi bánh xích nặng gần 1 tấn.
Để hoạt động, xe cần 16 động cơ kéo được 4 máy phát 1.341 mã lực cung cấp sức mạnh cùng 2 động cơ dầu V16 Alco công suất 2.750 mã lực. Với kích thước đồ sộ và trọng lượng quá khổ, xe chỉ có thể chạy ở tốc độ "rùa bò" 1,6 km/h khi chở hàng và 3,2 km/h khi đã dỡ hàng.
Cũng chính vì tốc độ này mà mỗi lần đưa tàu vũ trụ từ nơi xuất phát ra bệ phóng, trên chặng đường khoảng 6,4 km, "chú rùa" khổng lồ mất tới 6 tiếng để tới đích. Thời gian này luôn được cho là khiến các kỹ sư NASA căng thẳng thần kinh bởi thời tiết có thể vừa mưa, gió hay sấm chớp. Cũng trong thời gian đó, cỗ máy này ngốn trung bình gần 296 lít dầu trên mỗi cây số.
>>Xem thêm ảnh xe bánh xích chuyên dụng của NASA
>>Xem video xe bánh xích của NASA chạy ra bệ phóng
Mỹ Anh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet