Vù ga về số hay đạp côn kép (double clutch) là kỹ thuật phổ biến thời kỳ trước khi xe số sàn là chủ đạo, đồng thời khi đó xe chưa có bộ đồng tốc. Nguyên tắc để vào số mượt mà là tốc độ quay của động cơ phù hợp với tốc độ lăn bánh. Nếu tốc độ không tương đồng, các bánh răng trên hai trục hộp số khi ăn khớp vào nhau sẽ gây tổn hại hoặc thậm chí không vào được số.
Vấn đề đồng tốc giải quyết đơn giản khi xe tăng tốc, vì lúc này tốc độ động cơ và xe đều đang tăng. Ngược lại khi muốn về số, xe có thể đang lao vun vút nhưng tốc độ động cơ giảm xuống do tài xế không đạp ga nữa, do vậy để đồng tốc, tài xế thường nhấn ga thật nhanh (vù ga) để đồng tốc, dễ vào số hơn.
1. Khi nào cần đạp côn kép:
Với xe số sàn đời cũ, không có bộ đồng tốc thì đạp côn kép là việc đương nhiên. Nhưng với xe đời mới, cũng có thể áp dụng kỹ thuật này để sang số mượt mà hơn, xe không bị gầm lên hay giật khựng lại, đặc biệt khi về số tắt, ví như 4 về 2 bỏ qua 3. Bên cạnh đó cách làm này còn giúp kéo dài tuổi thọ của bộ đồng tốc, ví như khi từ 3 về 2, đồng tốc số 2 mất một khoảng trễ để làm việc, khi đó vù ga sẽ có lợi.
2. Thực hành:
Tìm một nơi vắng vẻ để luyện tập động tác này cho thuần thục. Tuy động tác này ít rủi ro gây ra tai nạn cho người khác nhưng thực hành ở nơi ít phương tiện vẫn là phương án tốt nhất.
3. Bắt đầu với số thấp:
Tăng tốc tới số 3, nên thực hiện bước đầu với những số thấp để cảm nhận rõ sự khác biệt. Sau đó đạp côn như thông thường.
4. Về N:
Sau khi đạp côn, về số N (mo) rồi thả chân côn. Lúc này xe đang lăn bánh ở số N, tốc độ phù hợp nên ở khoảng 40 km/h.
5. Vù ga:
Khi xe đang lăn bánh ở N, chân phải nhấn nhanh chân ga, mục đích để vòng tua máy lên cao, tốc độ động cơ phù hợp với tốc độ hộp số.
6. Đạp côn lần nữa:
Sau khi vù ga, tiếp tục đạp âm côn lần hai, đây là lý do kỹ thuật này được gọi là đạp côn kép (double clutch).
7. Về số thấp:
8. Thả chân côn:
Thả chân côn để kết thúc quá trình về số, nhưng thả nhanh hơn so với bình thường.
Minh Hy
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet