Tập đoàn volkswagen (VW Group) thành lập năm 1937, là tài sản của chính phủ Đức cho đến khi nó được bán. Khác với cái tên "bình dân" của mình (ý nghĩa từ "Volkswagen" trong tiếng Đức là "xe của nhân dân"), VW từng bước thâu tóm một loạt các thương hiệu lớn trong làng ô tô thế giới.
Audi, Lamborghini, Bentley, Bugatti, Volkswagen, SEAT, Skoda, MAN, Scania, Ducati và mới đây nhất là porsche lần lượt điền vào danh sách những nhãn hiệu xe nổi tiếng thuộc sở hữu của tập đoàn xe hơi lớn nhất châu Âu. Ngoài ra, VW còn nắm giữ 24% cổ phần phân khúc xe máy của hãng xe Nhật Bản Suzuki.
Audi (Đức)
audi tại triển lãm ô tô Detroit (Michigan, Mỹ) 2012. Ảnh: Washingtonpost" src="https://s1.storage.hochoimoingay.com/image/2024/05/volkswagen-hang-xe-tham-lam-nhat-the-gioi-1715692207-664362af51ae9.webp" border="1" width="450" height="234"> |
Gian hàng của Audi tại triển lãm ô tô Detroit (Michigan, Mỹ) 2012. Ảnh: Washingtonpost. |
Audi có tiền thân từ hãng xe và đội đua nổi tiếng Auto Union AG thành lập năm 1932, dựa trên sự hợp nhất của bốn công ty Audi, Horch, Wanderer và DKW, đó cũng chính là ý nghĩa logo có bốn vòng tròn lồng vào nhau của Audi ngày nay. Năm 1966, Audi bán hết cổ phần cho VW và chính thức trở thành nhãn hiệu xe sang đầu tiên của tập đoàn này.
Lamborghini (Italy)
lamborghini tại Italy. Ảnh: Lamborghini." src="https://s1.storage.hochoimoingay.com/image/2024/05/volkswagen-hang-xe-tham-lam-nhat-the-gioi-1715692212-664362b48c45b.webp" border="1" width="450" height="300">
Trụ sở chính của Lamborghini tại Italy. Ảnh: Lamborghini.
Hãng siêu xe Italy thành lập năm 1963 với những dòng xe đại diện cho vẻ ngoài hoàn hảo kết hợp cùng sức mạnh trên đường đua. Tuy nhiên, từ sau suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1973, tình hình kinh doanh của Lamborghini ngày càng trì trệ và trải qua nhiều đời chủ, cuối cùng rơi vào tay Audi năm 1998. Thông qua Audi, VW đưa Lamborghini phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Bentley (Anh)
Trụ sở chính của Bentley tại Anh. Ảnh: Carsdatabase. |
Với sự sang trọng trong từng thiết kế nhỏ, hãng xe sang Bentley của Anh trở thành người một nhà với Audi, Lamborghini cũng vào năm 1998. Mẫu xe nổi tiếng nhất của Bentley là Continental GT.
Bugatti (Pháp)
Bugatti Veyron Super Sport, cái tên làm run sợ bất cứ đối thủ nào khi đứng cạnh. Ảnh: Carsdatabase. |
Có vẻ như các ông chủ của VW là những người đam mê tốc độ khi thu nạp thêm một cái tên "khủng" trong làng ôtô là Bugatti. Hãng xe nổi tiếng với "ông hoàng tốc độ" Bugatti Veyron được thành lập năm 1909, trở thành công ty con của VW vào năm 2000.
SEAT (Tây Ban Nha)
SEAT Altea 2009. Ảnh: Netcarshow. |
SEAT là hãng xe lớn duy nhất Tây Ban Nha hiện đủ khả năng tự sản xuất ôtô. Tuy nhiên, công ty này gặp phải khó khăn lớn do chính sách thắt lưng buộc bụng từ phía chính và sự cạnh tranh gay gắt bởi các hãng xe châu Á như Toyota, Honda, Hyundai. Theo các chuyên gia trong ngành, VW nên "khai tử" SEAT nếu không muốn ngày càng gia tăng các khoản đầu tư thua lỗ.
Skoda (Cộng hòa Czech)
Skoda Laura. Ảnh: Carsdatabase. |
Thị trường lớn nhất của Skoda hiện nay là Trung Quốc với doanh số bán năm 2011 là 875.000 chiếc. VW thu nạp nhãn hiệu này vào năm 2000 với vị thế "em út" trong đội hình hùng hậu các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, VW đang có tham vọng "trên trời" khi đặt ra mục tiêu Skoda trở thành hãng xe lớn nhất thế giới vào năm 2018.
MAN (Đức)
Xe cứu hỏa của MAN. Ảnh: Truckplanet.
MAN thành lập năm 1758 và bị VW thâu tóm năm 2000 với 56% cổ phần. Đây là hãng cơ khí chuyên sản xuất ôtô tải, xe buýt, động cơ diesel và máy tua-bin. Có mặt tại 120 quốc gia trên toàn thế giới, MAN có doanh thu hàng năm khoảng 15 tỷ Euro.
Scania (Thụy Điển)
Mẫu xe buýt A30 của Scania. Ảnh: Scania.
Cũng như MAN, Scania tập trung vào ô tô tải, xe buýt, động cơ diesel. Hãng xe này được thành lập năm 1891 và trở thành "người" của VW với 55,34% cổ phần vào năm 2007.
Ducati (Italy)
Ducati Diavel. Ảnh: Ducatinewstoday. |
Ngoài ôtô, VW còn tham vọng lấn sân sang thị trường môtô với những mục đích về thương hiệu, doanh số và công nghệ. Hãng mô tô lừng danh Italy với những siêu phẩm tốc độ như Ducati 1098, Diavel, Streetfighter...chính thức bị Audi thâu tóm vào tháng 7/2012 với số tiền 980 triệu USD (theo báo cáo tài chính năm 2012 của Lamborghini) do công ty con của Audi là Lamborghini chi trả.
Porsche (Đức)
Porsche thuộc quyền kiểm soát của VW từ tháng 8/2012 . Ảnh: Carsdatabase.
VW thâu tóm hãng xe sang Porsche là thương vụ tốn nhiều thời gian và rắc rối nhất của cả hai bên, một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của VW khi từ vị thế "người bán" trở thành "người mua". Năm 2008, Porsche mua lại 51% cổ phần của VW với tham vọng sẽ làm chủ tập đoàn này. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế nên Porsche phải nhờ sự giúp đỡ ngược lại từ chính VW. Lợi dụng thời cơ này, VW mua lại 49,9% cổ phần của Porsche năm 2009 và đến tháng 8/2012 đã hoàn thành 50,1% còn lại với tổng giá trị cho cả hai lần là gần 8,4 tỷ Euro.
Thu Giang
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet