1. Tâm truy cầu quá nhiều
Chúng ta từ nhỏ đã truy cầu rất nhiều điều, truy cầu thành tích tốt, khi đi làm lại muốn được lên chức cao, lương cao, mong công ty làm ăn càng ngày càng tốt, cha mẹ mong con cái hơn người, cầu được tiền tài, cầu cuộc sống hoàn mĩ… Khi thất vọng, không đạt được những thứ mình mong muốn thì sẽ sinh ra buồn bực, tinh thần sa sút.
2. Chờ đợi tương lai
Việc nói với bản thân “Tôi sẽ rất vui nếu…” là một trong những thói quen thường gặp. Chúng ta đặt trọng tâm vào quá nhiều hoàn cảnh. Đừng phí thời gian chờ đợi những điều chưa biết rõ vì nó sẽ biến bạn thành kẻ hoang đường, lạc lõng. Thay vào đó hãy tập trung vào hạnh phúc hiện tại vì hiện tại chính là điều chắc chắn nhất.
Nghĩ nhiều làm gì, tập trung vào hiện tại thôi. (Ảnh minh họa: Wehearit)
3. Không biết thế nào là đủ
Người sống trên đời, thứ mà chúng ta thực sự cần không nhiều lắm nhưng thứ mà chúng ta muốn sở hữu lại vô cùng nhiều, như vậy sẽ rất khó thỏa mãn, giống như người ta vẫn gọi là “lòng tham vô đáy”. Đã có một ngàn, lại muốn có một vạn, đã có nhà ở lại muốn biệt thự cao sang…Vì vậy, càng truy cầu chúng ta sẽ càng không thấy đủ, không thấy thỏa mãn mà sinh ra chán nản.
4. Hay ganh ghét, đố kỵ
Người thường xuyên ganh ghét đố kỵ thì trong lòng sẽ luôn không được vui, chẳng bao giờ bình yên. Khi thấy người khác có thứ mà mình không có, thấy người khác hơn mình thì tức tối khó chịu, vậy thì sao có thể sống vui vẻ, hạnh phúc đuợc?
Ghen ghét là tâm bệnh của con người, chữa được thì tốt. (Ảnh minh họa: Wehearit)
5. Nhốt mình ở nhà không ra ngoài
Khi cảm thấy không vui, tất nhiên bạn muốn tránh mặt người khác. Đây là sai lầm lớn, việc giao tiếp xã hội ngay cả khi bạn không thích là rất cần thiết để cải thiện tâm trạng của bạn. Chúng ta trải qua những ngày này khi chúng ta chỉ muốn kéo tấm chăn lên đầu và từ chối nói chuyện với bất kì ai, nhưng cứ kéo dài thì chỉ càng đày đọa tâm can của mình mà thôi. Bạn phải nhận ra rằng lúc không vui bạn không thích cả xã hội, nếu buộc đuợc bản thân mình bất chấp hết và hòa mình vào mọi người, bạn sẽ quen và quên ưu phiền thôi.
6. Thấy mình là nạn nhân
Người không vui có xu hướng mặc định cuộc sống khó khăn và ngoài tầm kiểm soát. Với sự mặc định này, họ thường cảm thấy bất lực, dẫn đến không có khả năng hành động để thực hiện những điều tốt hơn.
Cuộc đời ai chẳng có lúc buồn bực nhưng đừng nên đặt nặng vấn đề quá, điều quan trọng là nhận ra rằng bạn không thể để những điều này tiếp tục chi phối cuộc sống của mình. Sẵn sàng hành động thì bạn mới kiểm soát được tương lai.
Cuộc đời ai chẳng có lúc buồn phiền, tốt nhất là quên nhanh. (Ảnh minh họa: Wehearit)
7. Không cảm động trước những điều tốt đẹp
Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến con người ngày nay gần như không còn thời gian rảnh rỗi để thưởng thức những điều tốt đẹp xung quanh. Đôi khi chúng ta không cảm nhận được và chai lì cảm xúc.
Cảm xúc là thứ khiến cho con người khác với những vật vô tri vô giác, đừng để mình bị cuốn trôi theo những lo toan của cuộc đời mà đánh mất đi sự nhạy cảm của bản thân, để rồi không bao giờ cảm thấy hạnh phúc.
8. Không biết cho đi
Người ta nói rằng, cho đi sẽ khiến niềm vui được nhân đôi. Một người luôn lo sợ mình bị tổn thất mất lợi ích, luôn không muốn cho đi mà lại mong được lợi thì làm sao có thể sống hạnh phúc?
Yêu thương và cho đi là điều tốt nhất mà con người có thể làm. (Ảnh minh họa: Wehearit)
9. Không biết ý nghĩa của cuộc đời
Nếu như trong cuộc đời, bạn tìm được ý nghĩa nhân sinh đích thực để mình theo đuổi, thì khi ấy cuộc sống của bạn sẽ từng ngày đều trôi qua trong vui vẻ, hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Kỳ thực, niềm vui hay nỗi buồn đôi khi chỉ là do thái độ cùng quan niệm sống của chúng ta mà thành. Chỉ cần chúng ta có tâm thái bình tĩnh, làm tốt những việc nên làm, thuận theo tự nhiên, thì niềm vui sẽ tự đến.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet