Rau má giàu vitamins B1, B2, B3, C và K. Các loại vitamin này có tác dụng giảm bớt căng thẳng và hạn chế cảm giác thèm ăn. Loại rau này cũng giúp cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng, thúc đẩy tiêu hóa và góp phần chuyển hóa chất béo, giải độc gan.
Rau má thật sự là loại thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với những người đang bị béo phì, xơ vữa động mạch máu. Ăn rau má lâu dài sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, làm mềm các mạch máu và hạn chế chứng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, các chất trong rau má còn hỗ trợ ổn định lipid máu, hỗ trợ đốt cháy các mô mỡ.
Rau má thúc đẩy tiêu hóa và góp phần chuyển hóa chất béo.
Những người giảm cân với rau má thường uống 2-3 ly nước ép mỗi ngày, chưa kể ăn canh hay salad rau má. Loại rau được ca ngợi là giúp giảm đến 4kg/tháng. Một số người không có nhu cầu giảm cân cũng thường xuyên thêm rau má vào thực đơn hàng ngày để hạ hỏa, mát gan. Tuy nhiên, rau má không hoàn toàn lành tính và có thể gây ra những tác hại đáng sợ nếu lạm dụng.
1. Gây sẩy thai
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sẩy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế rau má.
2. Giảm khả năng mang thai
Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với những ai đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.
3. Tăng lượng đường trong máu
Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt vào mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.
4. Nhức đầu
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng uống nước rau má để giải nhiệt có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Lạm dụng nước rau má có thể gây đau đầu.
5. Tiêu chảy
Rau má có tính hàn, việc sử dụng nhiều có thể gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.
6. Làm giảm tác dụng của thuốc
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc trị tiểu đường, các thuốc hạ cholesterol...
Rau má có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc.
Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách
Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc.
- Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
- Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Rau má thường dùng ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet