Nội dung

Đối với các nước có thị trường ôtô phát triển, triệu hồi (recall) để sửa chữa là một động thái hết sức bình thường đối với người tiêu dùng, vì toàn bộ chi phí và trách nhiệm thiệt hại đã có nhà sản xuất chịu.

Từ “recall” trước được dịch thành “thu hồi”, không hoàn toàn chuẩn về mặt ý nghĩa nên dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Đây không phải là hành động "thu" xe lại mà chỉ "gọi" tới đại lý để sửa chữa những chi tiết bị lỗi.

 triệu hồi xe - quyền lợi tối thượng của người tiêu dùng

Toyota Prius, một trong những mẫu xe bị lỗi phần mềm phanh phải triệu hồi. Ảnh: AFP.

Ngoài ra, đây cũng là cách giám sát chất lượng gián tiếp bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng khiến các hãng thiệt hại hàng trăm triệu USD, hoặc hàng tỷ USD để khắc phục như vụ sữa chữa lỗi dính chân ga của 8,5 triệu xe Toyota.

Thỉnh thoảng cũng có những đợt triệu hồi không do chất lượng mà về quy cách sản phẩm. Điển hình như đợt triệu hồi 351 chiếc Land Cruiser Prado của Toyota tại Trung Quốc vì nhà sản xuất này viết lời cảnh báo bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung.

Hiện chỉ ở những nước có công nghiệp ôtô phát triển như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và mới đây là Trung Quốc, hoạt động triệu hồi xe mới được kiểm soát chặt chẽ. Tại các nước này, một cơ quan được chính phủ chỉ định, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng. Ở Mỹ, vai trò này được giao cho Cơ quan an toàn giao thông quốc gia NHTSA, còn ở Nhật và Hàn Quốc là Bộ Giao thông.

 triệu hồi xe - quyền lợi tối thượng của người tiêu dùng

Fe Niosco Lastrella mất 4 người thân trong gia đình trong một tai nạn liên quan đến xe Toyota. Bà ra làm chứng tại phiên điều trần của lãnh đạo Toyota trước Quốc hội Mỹ hôm 24/2. Ảnh: AFP.

Để đưa ra quyết định triệu hồi một mẫu xe nào đó, cơ quan chức năng phải tiến hành những thủ tục cần thiết để không làm ảnh hưởng tới uy tín của các nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu nhà sản xuất tự phát hiện lỗi, họ sẽ thông báo cho cơ quan quản lý về số xe, mẫu xe và đời xe phải triệu hồi. Hãng xe không được tự ý phát lệnh triệu hồi mà bắt buộc thông qua các cơ quan này.

Ngoài những lần các hãng tự phát hiện lỗi, đa số các đợt triệu hồi được tiến hành sau khi có những phản ứng từ khách hàng. Tại Mỹ, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia NHTSA thường xuyên thu thập, thống kê ý kiến phản hồi từ khách hàng hay từ các vụ tai nạn. Nếu có quá số khách hàng theo quy định phàn nàn về một lỗi trên cùng một mẫu xe, Cơ quan này sẽ tiến hành điều tra.

Trong trường hợp quá trình điều tra cho thấy lỗi trên là phổ biến, NHTSA sẽ yêu cầu nhà sản xuất xác định những chiếc xe bị lỗi được sản xuất trong khoảng thời gian nào để ra thông báo triệu hồi. Tuy nhiên, không phải cứ thấy tin triệu hồi là khách hàng mang xe tới các đại lý để yêu cầu sửa chữa ngay.

Thay vào đó, nhà sản xuất sẽ gửi tới người sở hữu xe bị lỗi một bản chi tiết cụ thể về nơi sửa chữa, thời gian tiến hành và khoảng thời gian khắc phục lỗi để khách hàng lên kế hoạch cho công việc của mình.

 triệu hồi xe - quyền lợi tối thượng của người tiêu dùng

Ông Akio Toyoda (giữa), Tổng giám đốc Toyota trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 24/2. Người Mỹ có thể bỏ qua nhiều thứ, trừ những gì liên quan đến an toàn. Vì thế, Toyota đang gặp phải khủng hoảng thực sự trước những lời cáo buộc về lỗi dính chân ga. Ảnh: AFP.

Nếu lỗi nghiêm trọng và cần khoảng thời gian sửa chữa dài, hãng sản xuất phải cho khách hàng mượn một chiếc xe khác để đi trong thời gian đó. Tuy nhiên, lưu ý cho người sử dụng là những chiếc xe có tuổi lưu hành quá 8 năm so với thời điểm lỗi được phát hiện sẽ không được luật triệu hồi bảo vệ và khi sửa chữa, khách hàng phải thanh toán toàn bộ chi phí.

Chính trách nhiệm nặng nề khiến các hãng phải cố gắng giảm thiểu lỗi trên xe, qua đó nâng cao chất lượng. Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ có những tiêu chí quản lý như vậy, người tiêu dùng mới được đảm bảo quyền lợi tối đa khi mua ôtô, một sản phẩm công nghệ cao và có ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của họ.

Nguyễn Nghĩa

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm