Thói quen không sang tên đổi chủ không chỉ đối với phương tiện giao thông cá nhân mà nó còn trong suy nghĩ về bất động sản, những sáng chế... Khái niệm sở hữu cá nhân đối với các loại tài sản không mới, nhưng làm thế nào để bảo vệ quyền khi sở hữu tài sản thì người Việt hãy còn bỡ ngỡ. Điều này tôi nghĩ là do pháp luật của ta chưa minh bạch, chưa thực sự là hơi thở của cuộc sống đang phát triển tại Việt Nam.
Việc ban hành những nghị định hoặc thông tư xử lý hành vi không sang tên đổi chủ thể hiện rõ cách tiếp cận của những người làm luật là chưa cao. Cách xử lý chỉ được phần ngọn, cứng nhắc, không đi vào bản chất của vấn đề.
Ảnh minh họa. |
Để giải quyết công tác quản lý các phương tiện giao thông như hiện nay tôi xin có một vài ý kiến.
1. Quy định rõ thời gian người chủ sở hữu xe phải đổi biển khi chuyển và mang theo phương tiện đến một nơi chủ mới (có thể là 3-6 tháng là phải đổi biển).
2. Người chủ sở hữu phương tiện sẽ được cấp 2 loại giấy tờ liên quan tới xe:
- Hồ sơ gốc xe (trong đó ghi rõ những thông tin kỹ thuật liên quan tới xe). Nó như sổ đỏ cho xe và được cất ở nhà.
- Giấy xe (cũng ghi những thông tin cần liên quan tới xe). Dùng để xuất trình khi lưu hành trên đường cùng với bằng lái xe.
3. Biển kiếm soát chỉ được cấp sau khi xe có đăng ký cấp biển với giấy tờ nêu ở mục 2, cùng với hợp đồng bảo hiểm xe của người xin cấp biển kiếm soát. Hợp đồng bảo hiểm của xe là giao kết giữa Hãng bảo hiểm với chủ xe khi có Hồ sơ gốc xe và bằng lái.
4. Phí bảo hiểm sẽ tỷ lệ nghịch với thâm niên đi xe mà chưa bị bồi thường, và tỷ lệ thuận với phân khối, giá trị của xe, số lượng xe được đăng ký cho một bằng lái xe, số lần xe bị va quyệt (BH phải chi trả) và mức phí bồi thường mà người sở hữu mong muốn.
5. Quy định một mức phí đổi biển cho mỗi vùng.
6. Đối với những xe chưa có biển (mua cũ của showroom hoặc mua mới của hãng) sẽ phải sử dụng một biển tạm thời. Biển này sẽ do các hãng bảo hiểm quản lý và chỉ có được sau khi đã ký hợp đồng với hãng đó. Biển kiểm soát này có giá trí tối đa là 3 tháng. Mức phí thuê sẽ do hãng bảo hiểm quyết định.
7. Bộ công an xây dựng một hệ thống dự liệu thông tin quản lý các phương tiện đã đăng ký trên toàn quốc và có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy vai trò của các hãng bảo hiểm là rất quan trọng: tạo nguồn thu cho quốc gia, đảm báo quyền lợi của người chủ sở hữu xe.
Cảnh sát giao thông giám sát việc thực thi của người điều khiển phương tiện giao thông (có cả người chủ và người sử dụng-mượn). Ngoài ra, họ cũng dễ dàng kiểm tra những phương tiện có nghi vấn.
Người chủ sở hữu muốn xe được lăn bánh trên đường thì phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người tham gia giao thông - mua hợp đồng bảo hiểm cho xe bằng bằng lái của mình. Cắt bảo hiểm ngay sau khi đã sang nhượng quyền sở hữu xe cho người mua. Do người chủ sở hữu xe sẽ bị liên đới về hình sự, tăng phí BH khi: xe của mình gây tai nạn, gây án.
Người kinh doanh xe không nhất thiết phải mua BH xe/đăng ký cấp biển khi không có nhu cầu cho xe lăn bánh trên đường.
Nếu ta giải quyết một cách thỏa đáng đầy đủ các ý trên thì việc quản lý các phương tiên giao thông sẽ khoa học và phù hợp với một xã hội văn minh mà mọi người đang hướng tới.
Nguyễn Ngọc Cường
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet