Nội dung

Filler thực chất là gì?

Tính đến thời điểm này, Bộ Y tế mới chỉ cấp phép cho sử dụng 2 loại filler cho mục đích thẩm mỹ là Restylane và Juvéderm. Hai loại filler này có cấu tạo từ axit hyaluronic- một thành phần nằm trong da người, là những chất làm đầy được phép sử dụng trên người cho mục đích thẩm mỹ.

Trong thành phần của chất filler thường có thuốc tê có thể gây ra sốc phản vệ. Do đó, nguyen tắc y khoa khuyến cáo, trước khi tiêm, bác sĩ cần test lẩy da, hoặc hỏi kỹ bệnh nhân về tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng…

Loại kim để tiêm chất làm đầy phải là loại đầu tù vì nếu sử dụng kim tiêm sắc nhọn sẽ làm tổn thương mạch máu, là điều kiện thuận lợi để filler làm thuyên tắc mạch máu, có thể gây hoại tử vùng da và mô mềm do mạch máu đó nuôi dưỡng. Các khách hàng cần được tư vấn trước khi tiêm, những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, các bà mẹ mang thai và đang cho con bú không nên thực hiện.

Thực chất, chất filler khi được tiêm vào cơ thể là thay thế axit hyaluronic trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ. Mục đích của filler là làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận rất nhỏ nào đó trên cơ thể như: môi, mí mắt, viền mắt, ngực, mông…

Theo tài liệu hướng dẫn hành nghề của một thẩm mỹ viện tại Hà Nội mà phóng viên Stylenews.vn có được thì tiêm filler trong thẩm mỹ không xâm lấn, được chỉ định với với một lượng rất nhỏ (chỉ từ 1cc đến vài cc), phải đảm bảo tuân thủ quy tắc, liều lượng hợp lý, độ sâu và vị trí tiêm chính xác. Khi ấy, các phân tử HA có trong filler sẽ đổ đầy các thể tích mô giúp vị trí được tiêm đầy hơn, cao hơn và có hình dáng như mong muốn.

Theo chuyên gia thẩm mỹ Vũ Sơn, tiêm filler vào sống mũi không được quá 1cc, vùng đầu mũi là 0,3cc. Tiêm filler quá liều cho người đi thẩm mỹ sẽ làm căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu, nặng hơn là những biến chứng đau đớn như hoại tử, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Tiêm filler lam đep môt ngươi bi mu măt chuyên gia đưa ra canh bao

Một phụ nữ ở TP HCM đã bị mù một mắt sau khi tiêm filler tại một spa (Nguồn; internet)

Hiện nay, các thẩm mỹ viện thường dùng filler nâng mũi, độn cằm, tiêm môi hình trái tim thậm chí là tiêm má baby, tiêm tạo hình tai Phật. Đây được xem là một phương pháp làm đẹp mới, ít gây đau và xâm lấn, thời gian thẩm mỹ chỉ mất tầm 15 phút.

Theo tìm hiểu của phóng viên Stylenews.vn thì trên thị trường hiện nay chỉ có 3 loại filler có nguồn gốc nhập khẩu chính hãng từ Mỹ, Thụy Sĩ và Ukraine được các thẩm mỹ viện có giấy phép hoạt động tin dùng. Về bản chất, các loại filler này giống nhau, chỉ khác nhau về hãng. Theo tiết lộ của một chuyên gia thẩm mỹ, cách nhận biết đầu tiên về một liều filler an toàn là chỉ đóng trong một xilanh có hàm lượng, khối lượng nhất định, thường là 1 cc.

Tại sao phụ nữ lại giao cơ thể mình cho các cơ sở thẩm mỹ “chui”?

Về mặt khoa học, chất filler đã được chứng nhận an toàn ở Việt Nam, là nguyên liệu để thẩm mỹ không xâm lấn. Nhưng, tại sao lại liên tục có những tai biến gắn liền với việc thẩm mỹ không xâm lấn- tiêm filler?

Trao đổi với Stylenews.vn, PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng (Trưởng khoa Tạo hình- Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy), thì: “Thật ra, tiêm filler là một thủ thuật khá an toàn dưới bàn tay của người bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Nhưng, với những người tiêm filler không được đào tạo, những “tay ngang” ở spa, hay các cơ sở thẩm mỹ viện “chui” thì làm sao mà tiêm đúng được”.

Tiêm filler lam đep môt ngươi bi mu măt chuyên gia đưa ra canh bao

PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình- Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguồn:NVCC)

Nguyên tắc của tiêm chích trong y khoa đã chỉ rõ: Chỉ có bác sĩ mới được tiêm chích cho bệnh nhân, y tá khi tiến hành tiêm chích là phải theo y lệnh của bác sĩ.

Điều quan trọng đầu tiên, TS Đỗ Quang Hùng tiếp tục đặt ra: “Bà con phải hiểu ai sẽ người chăm sóc sức khỏe cho mình? Tại sao người dân lại đưa cơ thể của mình cho một người không được đào tạo chuyên khoa, không được cấp phép hành nghề từ Bộ Y tế để tiến hành thẩm mỹ?”

Tại một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, hiện trạng tiêm filler đang tràn lan, không có sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng. Hầu hết, giá của các dịch vụ tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ “chui” là: 1 triệu, 2 triệu, hoặc cao hơn là 4 triệu. “Với mức giá này, không thể dùng được mũi filler an toàn, có xuất xứ rõ ràng từ các nhà sản xuất. Thông thường, giá của một mũi filler (1cc) nguyên liệu là từ 5 triệu đến 5,5 triệu đồng, chưa tính tiền công của bác sĩ thẩm mỹ”, TS.BS Đỗ Quang Hùng cho biết thêm.

Vấn nạn tiêm filler tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của nghề thẩm mỹ, da liễu tại Việt Nam.

Do đó, phụ nữ muốn làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler, tuyệt đối không để tiền mất tật mang từ các cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép. Tiêm filler chỉ khá an toàn khi được chỉ định bởi các bác sĩ có kinh nghiệm tại các cơ sở thẩm mỹ, cơ sở y tế chuyên khoa.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục