Thúy Vi tự tin khoe "chiến tích" làm gãy răng sứ.
Mới đây, trên trang cá nhân, Thúy Vi có kể lại một câu chuyện buồn. Do bất cẩn mà nàng hot girl Cà Mau té chân ngã và đi ngay 1 chiếc răng sứ, khiến gương mặt cô vô cùng hài hước. Từ một nàng hot girl xinh đẹp với vẻ đẹp nhân tạo từ cắt mí, gọt cằm, tiêm tan mỡ... tới làm răng sứ đã tiêu tốn của cô không biết bao nhiêu tiền. Tưởng rằng, Thúy Vi đã "gác kiếm" không đụng chạm dao kéo hay làm bất kỳ tiểu phẫu nào liên quan tới diện mạo thì một ngày đẹp trời đi ngay chiếc răng cửa.
Răng sứ là xu hướng làm đẹp của rất nhiều nghệ sĩ thời nay và Thúy Vi cũng không ngoại lệ. Làm răng sứ mang lại nụ cười xinh tươi, rạng rỡ hơn. Nhưng, đổi lại, bạn cũng phải chi ra số tiền không hề nhỏ. Được biết, nguyên hàm răng sứ 19 cái đã tiêu tốn 250 triệu đồng của cô. 1 chiếc răng có giá khoảng hơn 13 triệu đồng. Chưa dừng ở đó, Thúy Vi sau khi gãy răng đã phải book vé gấp ra Hà Nội để sửa lại và cô lại mất thêm một khoản cho việc di chuyển.
Hàm răng trắng sáng đều tăm tắp của Thúy Vi.
Cô lên sắc nhờ có hàm răng đẹp đều.
Làm răng sứ bao gồm nhiều quy trình yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn trọng, tính thẩm mỹ còn được thể hiện qua tay nghề bác sĩ và thường răng sứ được bảo hành trọn đời. Tuy nhiên, việc những chiếc răng vì gặp sự cố mà bị rơi ra cũng không hề ít.
Răng sứ có 2 loại: Răng sứ kim loại (chủ yếu là titan) có tuổi thọ từ 5 tới 10 năm. Với loại răng này, răng thép sứ có giá khoảng 1 triệu/răng, răng titan khoảng 2 triệu/răng. Răng toàn sứ (như Cercon, E.Max) có thể tồn tại từ 15-20 năm tới vĩnh viễn nếu chăm sóc cẩn thận. Đây được coi là loại răng sứ cao cấp, giá khởi điểm từ 5 triệu đồng/chiếc.
Răng sứ cũng có 5, 7 loại tùy vào từng giá tiền khác nhau, nhưng thường mỗi chiếc răng đều tính bằng tiền triệu. Từ trường hợp của Thúy Vi, những tín đồ của răng sứ cần biết cách phòng tránh để không gây ra tai nạn ngoài mong muốn. Dù răng sứ được dính bằng keo rất chắc nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị rơi ra. Vì vậy, những người làm răng sứ cần hạn chế cắn vật cứng, va chạm mạnh, sai sót trong quá trình chế tác...
Để có hàm răng sứ đẹp bạn cần thực hiện từng bước qua nhiều công đoạn khác nhau.
Các dấu hiệu để nhận biết răng sứ bị hở: Thức ăn mắc vào kẽ răng, răng sứ và nướu không sát vào nhau, ăn nhai không thoải mái, răng bị kênh... Và khi có bất kỳ dấu hiệu nào cần phải tới gặp bác sĩ tư vấn nha khoa để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Ngoài những lợi ích quá rõ ràng mà hàm răng sứ mang lại thì nó cũng có những khuyết điểm cụ thể. Bọc răng sứ khiến bạn giảm độ nhạy cảm của răng dẫn tới việc ăn uống hạn chế về độ cảm nhận. Răng dễ tổn thương hơn khi ăn đồ cứng hay bị va đập. Khi làm răng, bạn sẽ phải trải qua cảm giác ê buốt nhưng chỉ trong thời gian đầu. Bạn phải nhờ tới sự hỗ trợ của thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt. Trong một số trường hợp, do yêu cầu về mặt thẩm mỹ, trong quá trình mài răng phải hút hết tủy khiến răng không còn khỏe mạnh như trước.
Không nên dùng răng sứ mở nắp chai.
Thúy Vi và bộ sưu tập váy ngắn nhiều không kể hết.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet