Hãy lưu ý và tránh những sự kết hợp dưới đây:
Táo và nhóm thuốc beta
Thuốc chẹn beta là những thuốc có tác dụng ức chế thụ cảm thể beta nằm trên hệ thống tim mạch. Dùng thuốc này sẽ giúp chúng ta kiểm soát được nhiều bệnh như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau đầu vận mạch. Đây cũng là thuốc cơ bản trong các thuốc tim mạch.
Tuy nhiên, nếu như uống nhóm thuốc này mà ăn táo vô tội vạ thì mục tiêu điều trị không thể thành công. Nguyên nhân sâu xa nằm ở chất hoạt hóa trong táo. Trong táo có các chất hóa học gây ức chế sự hoạt động của polypeptid vận chuyển có tên là OATP.
OATP là một đoạn polypeptid quan trọng nằm trên màng ruột có vai trò vận chuyển thuốc tới tế bào bề mặt và hấp thu vào trong máu. Sự có mặt của táo hoặc nước táo làm cho đoạn polypeptid này không thể thực hiện vai trò của mình.
Do đó, thuốc bị hạn chế hấp thu. Nồng độ thuốc trong máu giảm và đó là lý do tại sao dùng thuốc chẹn beta mà không thể chẹn được thành công. Các thuốc bị ảnh hưởng đó là celiprolol và talinolol.
Ngoài táo, cam và bưởi Mỹ cũng là những loại quả tương tự như vậy. Do đó, cần tránh khi đang sử dụng thuốc chẹn beta trong điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch...
Bưởi và thuốc tránh thai
thuốc tránh thai rất phổ biến và mọi người đều nghĩ thuốc tránh thai không gây tương tác với bất cứ thực phẩm hay dược phẩm nào. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gây tương tác với bưởi.
Bưởi làm tăng đáng kể nồng độ estradiol, có thể làm tăng tác dụng phụ. Nếu bạn muốn giữ lượng hormone cân bằng, nên tránh xa bưởi khi uống thuốc tránh thai.
Nước ép trái cây màu xanh và thuốc trị bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang dùng thuốc cho bệnh tiểu đường và nước ép trái cây xanh, nên theo dõi lượng đường trong máu của bạn một cách cẩn thận.
Nước ép trái cây xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu, và bạn có thể cần đến gặp bác sĩ để thảo luận về liều lượng thuốc của mình ....
Nho và thuốc hạ huyết áp
Thuốc có tác dụng điều trị huyết áp và là một trong các thuốc được dùng tương đối rộng rãi cho người bệnh. Nhưng nếu dùng thuốc này mà lại ăn nho thì rất nguy hại. Vì nho làm tăng nguy cơ nhiễm độc thuốc hoặc quá liều thuốc.
Nguyên nhân là trong nho có các chất ức chế men CYP3A4, một thành viên của nhóm các men chuyển hóa thuốc. Khi có mặt nho, thuốc bị tích lũy và chậm thải trừ. Do đó mà người bệnh có nguy cơ tăng nồng độ thuốc trong cơ thể khi dùng tiếp liều thứ hai trong khi liều thứ nhất vẫn chưa được chuyển hóa hết.
Người ta đã thử nghiệm và thấy nho có thể làm tích lũy và gia tăng nồng độ thuốc khoảng 40% so với khi uống bằng nước thường. Vì thế, người bệnh có nguy cơ nhiễm độc thuốc hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- 25/12/14 09:54 Những thực phẩm giã rượu tốt nhất
- 18/12/14 23:08 6 thay đổi giúp phụ nữ duy trì vẻ thanh xuân
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet