Nội dung

lý trình cho biết khoảng cách tính đến điểm được coi là gốc của tuyến đường. Như vậy, lý trình chỉ có nghĩa khi biết điểm gốc của tuyến đường chính xác là ở đâu. Thực tế, những người thiết kế, xây dựng và quản lý tuyến đường cần quan tâm đến điểm gốc còn người lái xe và người đi đường nói chung thì ít ai quan tâm.

Nếu không là nhà chuyên môn, hay đi từ xa đến, mấy ai biết điểm gốc của quốc lộ 1 là Lạng Sơn (chỗ nào của Lạng Sơn?), điểm gốc của quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng là trung tâm Hà Nội (chỗ nào của trung tâm?). Trong khi điểm gốc của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lại không phải trung tâm Hà Nội, mà ở gần Trâu Quỳ.

 thông tin lý trình có cần thiết cho người đi đường

Hình 1.

Lý trình trên Hình 1 cho biết cầu này cách gốc 23 km và 169,227 m, nhưng khoảng cách đó là tính đến đầu cầu nào, hay đến điểm giữa cầu, bởi cũng còn thấy những biển báo ở đầu cầu ghi “Lý trình: từ km ...+... đến km...+...”? Hơn nữa, viết 169.227, chính xác tới milimét như vậy có ích lợi gì cho người đi đường?

Loại biển báo Hình 2 đặt ở làn ngoài cùng, để chỉ lối rẽ trái vào đoạn đường hầm nhỏ hẹp chui ngang dưới cầu, dọc bên trên là làn dành cho ôtô chạy với tốc độ cao. Lẽ ra trên biển báo đó cần cho biết các thông số như các giới hạn chiều cao và chiều rộng của hầm, nhưng lại ghi các thông số dài rộng của chiếc cầu vượt trên nóc hầm mà người và xe đang đi ở làn ngoài không đi và không thể đi lên đó!

 thông tin lý trình có cần thiết cho người đi đường

Hình 2.

“Lý trình” là từ gốc Hán, hầu như không gặp trong đời sống hay trong các lĩnh vực khoa học công nghệ khác; ngay cả trong nhiều từ điển tiếng Việt cũng khó tìm thấy từ này.

Ghi lý trình trên các cột km và các cột H dọc đường là đủ; còn lý trình, chiều dài và chiều rộng chiếc cầu thì chỉ nên có trong tài liệu, hồ sơ kỹ thuật của cơ quan, đơn vị quản lý cầu đường. Biển báo chủ yếu phục vụ đông đảo người đi đường. Vì vậy không nên có những biển báo với những thông tin không cần thiết gây mất tập trung cho người lái xe.

Nhân đây cũng nói về hình thức trình bày không theo chuẩn mực nào của hai biển báo nói trên. Ở Hình 1, km và mét được ký hiệu là KM và M, dấu thập phân vừa là dấu phảy, vừa là dấu chấm. Trong khi đó, ở Hình 2 thì khác, có khung viền, ký hiệu đơn vị là Km và m, dấu thập phân là dấu chấm. Ngoài ra, các từ còn viết dính liền vào nhau và mắc lỗi chính tả tiếng Việt sơ đẳng.

Hai biển báo này và nhiều biển báo khác viết sai hiện vẫn tồn tại trên đại lộ đẹp nhất Thủ đô đã gần chục năm.

Vĩnh Nguyên
Ngọc Điệp biên tập
Liên hệ: ngocdiep@vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm