Nội dung
Quy định sản xuất, kinh doanh ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Thị trường ô tô đang vận hành theo quy định nào

Theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, xe nhập khẩu phải có giấy chứng nhận C/O và được kiểm tra mã VIN - giúp kiểm soát đượcnguồn gốc, chất lượng, giá xe - Ảnh: Quý Hòa

Quy định sản xuất, kinh doanh ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Trong thời gian chuyển tiếp, Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện. Vậy từ nay tới ngày 1/7/2017, thị trường ô tô hoạt động theo quy định nào?

Thị trường vận hành theo Thông tư 20

Văn phòng Chủ tịch nước vừa công bố Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư. Theo đó, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Nhiều ý kiến băn khoăn, từ nay đến ngày 1/7/2017 - thời điểm ôtô được chính thức đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thị trường này vận hành ra sao; Tuân thủ quy định pháp lý nào; Hiệu lực Thông tư 20/2011/TT-BCT ra sao?

Trước đó, một số doanh nghiệp cho rằng, Thông tư 20 yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền chính hãng là “điều kiện kinh doanh” chứ không phải thủ tục hành chính. Và như vậy Thông tư 20 phải hết hiệu lực từ ngày 1/7/2017 theo Luật Đầu tư 2014 (Khoản 3, Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện kinh doanh). Do đó, nhóm doanh nghiệp này đề nghị Bộ Công thương tuyên bố về hiệu lực của Thông tư 20 để doanh nghiệp nhập khẩu xe.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của cả hai bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Bộ GTVT) đều cho rằng, đến nay, chưa có văn bản nào bãi bỏ tinh thần của thông tư này và cũng chưa có chỉ đạo nào nói rằng không áp dụng nữa. Do đó, quy định trong Thông tư 20 vẫn được áp dụng.

Bộ Công thương, cơ quan ban hành Thông tư 20 cũng khẳng định, văn bản pháp lý này không phải là điều kiện đầu tư kinh doanh, bởi không can thiệp vào việc “bỏ vốn đầu tư” để thành lập tổ chức kinh tế nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh ô tô, mà cụ thể là sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh ô tô.

“Thông tư 20 đơn thuần là một thủ tục hành chính được áp dụng đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu để đảm bảo một mục tiêu quản lý. Các thủ tục áp dụng cho hàng nhập khẩu như vậy có rất nhiều và trong đại đa số các trường hợp, đều không bị coi là điều kiện đầu tư kinh doanh như: Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận đã qua kiểm dịch động vật hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam…”, báo cáo giải trình Chính phủ của Bộ Công thương giải thích.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, thực tế thị trường ô tô nhập khẩu hiện vẫn vận hành theo hành lang pháp lý của Thông tư 20. Lãnh đạo một Vụ chức năng của Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan này vẫn chưa nhận được văn bản nào khẳng định Thông tư 20 hết hiệu lực. Phó cục trưởng Cục Hải quan một địa phương phía Bắc khẳng định, đến nay chưa cho thực hiện thủ tục, thông quan cho bất cứ lô hàng thương mại nào hồ sơ pháp lý thiếu giấy ủy quyền chính hãng.

Một vài doanh nghiệp cũng cho Báo Giao thông biết, “ngỡ” Thông tư 20 hết hiệu lực từ sau ngày 1/7 nên đã nhập xe về cảng, song đến nay vẫn chưa thông quan bởi các cơ quan thực thi chính sách vẫn căn cứ theo văn bản pháp lý này.

Thị trường ô tô đang vận hành theo quy định nào

Ngày 1/7/2017 là thời điểm sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô được chính thức đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện - Ảnh: Tạ Tôn

“Hàng rào” ngày càng... kín

Ngoài Thông tư 20, thị trường ô tô vẫn hoạt động trong “khuôn khổ” của các văn bản pháp luật liên quan khác. Ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ GTVT) khẳng định, về khía cạnh quản lý của Bộ GTVT thì thị trường vẫn thực hiện theo Thông tư 30/2011/TT-BGTVT và Thông tư 31/2011/TT-BGTVT về chất lượng của xe ô tô nhập khẩu.

Hay liên quan đến khía cạnh quản lý thuế, hải quan, cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn 16875 về việc tăng cường công tác quản lý đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu xe phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại thời điểm làm thủ tục hải quan, đồng thời phải được kiểm tra mã số VIN. Với yêu cầu C/O sẽ giúp chứng minh xe có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời có bảo đảm từ nhà sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Việc kiểm tra mã VIN cũng giúp tránh khai thiếu option, khai gian tình trạng xe cũ/mới, gian lận thuế..., từ đó giúp cơ quan quản lý dễ theo dõi, kiểm soát, hậu kiểm. “Đây cũng là một động thái quan trọng của Bộ Tài chính nhằm chuẩn bị cho việc đưa ô tô vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.

Ông Hà cũng cho biết thêm, sau khi có quyết định về hiệu lực từ ngày 1/7/2017, sẽ còn bước xây dựng nghị định quy định điều kiện cụ thể. Về vấn đề này, theo ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), còn phải đợi Chính phủ giao nhiệm vụ cho cơ quan nào, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải chắc chắn có liên quan và phải đóng góp ý kiến.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm