Mỗi thành phố trên thế giới đều có kiểu "đỏng đảnh" đặc trưng trong giao thông, và việc thuê các phương tiện vận chuyển thường không mấy dễ dàng. Nếu gọi taxi ở New York, Mỹ là một dạng nghệ thuật bóng tối thì bắt taxi ở Tokyo, Nhật lại cần tới kinh nghiệm và sự may mắn. Nhưng Cuba là một thế giới khác khi nhắc tới taxi, theo Autoblog.com.
Cuba khác biệt, một phần vì sự đa dạng của việc chuyên chở và lý do đi lại, một phần bởi nền kinh tế thực thu-thực chi đã ăn sâu, phần khác lại do sẽ có chút bối rối dù bạn đã hiểu những thứ cơ bản.
Ai cũng biết rằng Cuba là mảnh đất bị thời gian lãng quên trong lĩnh vực xe cộ. Nền văn hóa xe hơi ở đây trở nên bất thường khó tránh khỏi khi bạn, một du khách, tới và đảm nhiệm một vai diễn chủ động. Đó là cách mà phóng viên Autoblog thực hiện để hướng dẫn độc giả cách bắt được một chiếc taxi, biết được dạng xe nào bạn muốn và dạng nào nên tránh.
Taxi màu vàng đặc trưng ở Cuba. Ảnh: Autoblog.com. |
Taxi và cước
Cơ hội sẽ đến một khi bạn xuống khỏi máy bay ở Havana, thực hiện một hành trình căng thẳng qua cổng hải quan, lấy hành lý. Những chiếc taxi đầu tiên bạn thấy sẽ rất đa dạng và đều thuộc sự sở hữu của chính phủ. Xe được xếp nốt phía ngoài sân bay và các khách sạn lớn. Trong trường hợp của tôi, chiếc đầu tiên xuất hiện có ngoại hình thông thường, một chiếc Hyundai đời cũ với màu vàng đặc trưng. Xe Kia và Geely đời mới hơn cũng khá phổ biến.
Trải nghiệm đầu tiên chứng tỏ sự đặc trưng của taxi vàng Cuba có nhiều kiểu. Để bắt đầu, một xe có đồng hồ tính cước trông đạt tiêu chuẩn lại không bao giờ bật đồng hồ. Tôi còn không nghĩ rằng nó được cắm điện, nói thế cho nhanh.
Cách đây vài năm, những mẫu taxi hiện đại đã bổ sung cho cộng đồng taxi ở Havana, có cùng cách tính cước mà bạn thấy ở Mỹ. Đó là một sự thay đổi đáng kể từ hệ thống mặc cả trước đó. Những rắc rối với kiểu đồng hồ gian lận và tiền tip cho tài xế - thường thì xe do chính phủ cho các tài xế thuê lại - tạo ra sự đảo chiều đối với hệ thống cũ. Những câu chuyện mà tôi được nghe rất phong phú, nhưng chủ đề chung thường là tài xế phải làm việc quá nhiều giờ, hoặc đổi ca với đồng nghiệp, để tạo ra thành quả đủ lớn để trả tiền thuê xe cùng những thứ khác.
Điều đó có nghĩa tôi phải mặc cả tiền cước cho mỗi lần đi xe, với những tài xế tỏ ra hạnh phúc hơn khi liên hệ tôi với những người Mỹ da trắng giàu có. Tất nhiên là tôi thường nhận ra rằng tôi đang trả nhiều hơn cần thiết. Thôi thì cứ để những bài học khắc nghiệt của tôi trở thành sự hướng dẫn cho các bạn.
Đi từ sân bay tới khách sạn ở Havana dường như có mức cước tiêu chuẩn: khoảng 30 peso chuyển đổi (còn gọi là CUC). Trong phần lớn các trường hợp khác, tài xế lấy số tiền rất khác nhau nhờ thỏa thuận với những khoảng cách tương tự. Chuyến đi từ khách sạn của tôi từ con đường ven biển Malecón tới Old Havana lúc thì mất 10 CUC, lần thì 6 CUC, và một lần tốn tới 20 CUC khi chúng tôi phải đi vòng để tránh một lễ hội đường phố.
Chiều dài của chặng đường dường như ít liên quan tới số tiền bạn trả. Khi gọi taxi cũng cần hiểu rằng: lối vào của khách sạn lớn sẽ đắt hơn so với đứng gọi xe trên phố.
Colin Laverty sở hữu công ty đã giúp sắp xếp chuyến đi tới Havana. Anh đã tới thăm Cuba cũng như đi taxi ở đây từ cả thập kỷ qua. Gợi ý của anh ấy rất đơn giản: luôn bắt đầu bằng mức cước đề xuất 5 CUC. Thường thì các tài xế sẽ dễ dàng đồng ý, nhưng nếu họ bắt đầu mặc cả thì ít nhất bạn cũng biết rằng bạn đã khởi đầu rất có lợi.
Rất quan trọng khi cần nhớ rằng, trong khi xe màu vàng trông rất đạt tiêu chuẩn, thì các cấp độ phục vụ khách lại rất đa dạng. Các tài xế Cuba từng gặp có từ người đầy triết lý cho tới kiểu phiêu lưu vui nhộn. Các sản phẩm và dịch vụ phi truyền thống xuất hiện gồm: xì gà, rượu rum, đổi tiền, các mánh lới ở các câu lạc bộ và nhà hàng, và một ví dụ đặc biệt đáng nhớ là thuốc Viagra hoặc Cialis. Ở mọi trường hợp, khoản tiền tip 10% là tiêu chuẩn.
Khám phá nét cổ điển
Tất nhiên là chuyện taxi ở Cuba không chỉ về những chiếc xe màu vàng hiện đại và nơi cất giấu các viên thuốc màu vàng. Khả năng gọi được một chiếc Ford đời 1940 hoặc Cadillac 1955 để vào khu trung tâm thương mại là một trong những lý do thú vị nhất cho những anh chàng mê xe khi tới đây.
Dòng taxi cổ điển thuộc sở hữu của chính phủ trong đó những chiếc tuyệt nhất có logo "Gran Car". Nhưng còn có những mẫu xe tuyệt đẹp của tư nhân, những người thấy hơn cả hạnh phúc khi làm hợp đồng với bạn để chạy một vòng, dài hay ngắn.
Chiếc Chevrolet Bel Air tuyệt đẹp thuộc một hãng taxi tư nhân. Ảnh: Autoblog.com. |
Trường hợp của tôi là với một công ty có tên NostalgiCar Cuba, và do người đồng sở hữu Nidialys Acusta điều khiển chiếc Chevrolet Bel Air sedan đời 1956 có biệt hiệu "Lola". Chiếc Chevy yêu kiều là một điển hình cao cấp đặc trưng của dòng xe cổ điển Mỹ vẫn đang lăn bánh quanh Havana. Sơn, thân xe, crôm và chi tiết nội thất đều đã được phục chế và bảo dưỡng tới cấp độ gây ấn tượng sai lầm khi đi làm "ngựa thồ" hàng ngày. Động cơ nguyên bản được thay bằng động cơ dầu Toyota nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ cũng được tùy chỉnh và kết hợp hộp số tự động để những chuyến đi hàng ngày được mượt hơn. Ngoài ra là hệ thống stereo hiện đại giúp giải trí.
NostaliCar là một trường hợp thú vị trong bức tranh về ngành công nghiệp ôtô ở Cuba: không chỉ là công ty sở hữu nhiều mẫu xe, mà còn là đối tác với những chủ sở hữu tư nhân khác để khai thác một đội 22 xe. Dạng doanh nghiệp tư nhân này có thể không hề được nghe nhắc tới chỉ cách đây một thập kỷ, và điều đó khiến ý tưởng lập kế hoạch về một số cuộc phiêu lưu ở Cuba bớt gây nản chí hơn.
Tôi đã trả 25 CUC cho mỗi giờ để có một chuyến đi thú vị ở Havana, tận hưởng bầu không khí vui vẻ và sự tử tế của nữ tài xế kiêm chủ doanh nghiệp suốt thời gian đó. Nidialys còn chứng tỏ mình là khuôn mẫu cho nhiều người Cuba khác chúng tôi gặp trong lĩnh vực dịch vụ, ngoài ra cô còn nói trôi chảy tiếng Anh dù lúc đầu khá ngại ngùng.
Người mê xe có thể ghi nhớ rằng ở đây còn có vô số mẫu xe Nga "cổ điển". Lada và Volga xuất hiện khắp nơi, cước lại thấp.
(Còn tiếp)
Mỹ Anh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet