Phát hiện này được xem là cách giải thích mở ra định hướng mới trong nghiên cứu ngăn ngừa ung thư.
Trong công trình vừa được công bố trên tạp chí Metabolomics, TS Wai-Nang Lee và cộng sự phát hiện một tác nhân sinh học có trong trà xanh được gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) có thể làm thay đổi sự trao đổi chất của tế bào ung thư tụy bằng cách trấn áp sự biểu hiện của lactate dehydrogenate A (LDGA) - một enzyme có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của bệnh ung thư. Sự trao đổi chất là tất cả phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào, giúp tế bào lành cũng như tế bào ung thư tồn tại và sinh sôi.
Trà xanh có thể tác động đến sự trao đổi chất của tế bào ung thư tụy. Ảnh: Toronto Sun
Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc uống trà xanh có thể kéo giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa ở phụ nữ hoặc việc tiêm EGCG trực tiếp vào khối u ung thư có thể khiến độ lớn của khối u co lại 2/3 hay biến mất trong vòng 1 tháng nhưng chưa giải thích lý do.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet