Hoa Kỳ từ lâu đã khuyến cáo không nên sử dụng xe tập đi (dạng cho bé ngồi bên trong xe hình tròn), nếu có dùng thì dùng loại bé đi đằng sau đẩy tới.
Những lầm tưởng của cha mẹ về xe tròn tập đi cho bé
- Xe tập đi là nơi an toàn mà mình có thể "gửi" bé vào đó vài phút. Tuy nhiên, thực tế, khoảng 10% bé đã từng có chấn thương đầu nặng liên quan đến xe tập đi và hàng năm rất nhiều bé bị té cầu thang liên quan đến xe tập đi tại Hoa Kỳ.
- Dùng xe tập đi giúp biết đi nhanh hơn. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ dùng xe tập đi biết đi trễ hơn 1 tháng so với trẻ không dùng.
- Dùng xe tập đi sẽ giúp chân trẻ mạnh hơn. Còn thực tế, xe tập đi tác động sai đến quá trình cảm nhận và phát triển hông và gối trẻ, có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu, lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây dị tật chân vòng kiềng chữ O, chữ X
Ngoài ra còn có nguy cơ gia tăng nguy cơ bị bỏng khi chẳng may va vào lò sưởi hoặc nước nóng. Nhiều người lớn thường bỏ mặc bé trong chiếc xe tròn. Thực tế, bé rất cần sự chú ý khi đang ngồi trong loại xe này. Dù chỉ lơ là một giây cũng có thể xảy ra những chuyện bất ngờ.
Trẻ thường đứng bằng ngón chân khi ngồi trong xe tập đi, khiến cơ bắp ở chân không phát triển đúng cách và bé có thể không quen với việc đi bằng cả bàn chân. Hệ thần kinh cũng bị tước mất những thông tin cảm giác cần có để trẻ học đi một cách hiệu quả.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng thời gian dùng xe tập đi liên quan đến mức độ chậm phát triển của bé, có nghĩa bé càng dành nhiều thời gian trong xe tập đi càng có thể làm chậm khả năng đi lại.
Không phải việc chậm đi là đúng với tất cả các bé, cũng chưa chắc bé nào cũng bị dáng đi xấu, xương chân xấu, nhưng khả năng xảy ra là rất cao. CHưa kể em bé nên là FLOOR BABY, mọi sinh hoạt của em đều nên diễn ra trên sàn nhà, để em tự khám phá và phát triển kỹ năng tốt nhất.
Những mẹo của các mẹ Canada, Hoa Kỳ và Phương tây dạy con tập đi như thế nào?
- Mẹ hãy tạo điều kiện và giúp con tập đứng, vì việc này sẽ giúp săn chắc, phát triển cơ, xương chân - tiền đề cho những bước đi đầu tiên vững chãi. Mẹ cho con bám vào chân mẹ và tự đứng dậy, sau đó giúp bé gập đầu gối để từ từ ngồi xuống nhằm tránh tổn thương phần mông và xương cột sống.
- Khi cùng con tập đi, mẹ hãy dìu, nâng đỡ con đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình để tránh gây trật cổ tay hay xương vai bé. Thay vào đó, mẹ nên nâng từ khủy tay hay vai bé, như vậy sẽ an toàn hơn. Cũng có thể quỳ gối trước mặt con và đỡ con bằng hai tay giúp bé di chuyển trong nhà. Khi bé đã đi thành thạo, mẹ có thể dùng tay dắt bé đi.
- Một lưu ý nữa, các chuyên gia Canada khuyên chị em không cần phải đi giày cho con khi bé tập đi trong nhà, việc đi lại bằng chân không sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về từng bước đi và cân bằng hơn. Khi nào bé ra ngoài hoặc trong thời tiết lạnh thì mẹ hãy mang giày cho bé.
Dr.Nguyễn Cát (tổng hợp)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet