Để thực hiện thử nghiệm khử nhiễu giữa Alpha A580 và D7000, cả 2 máy được thiết lập chất lượng ảnh JPEG cao nhất tại mỗi mức ISO. Khử nhiễu được đưa về cài đặt mặc định ban đầu, tắt các chế độ tối ưu tương phản tự động (vì có thể gây nhiễu thứ sinh – Dynamic Range Optimizer trên A580 và Active D-Lighting trên D7000). Ống kính sử dụng là ống kit đi kèm theo máy: Sony DT 18-55mm SAM và Nikkor DX 18-105mm VR, tại f/8, thời chụp 1s, lấy nét qua LiveView tại độ phóng đại lớn nhất.
Ảnh chụp bằng Sony A580, điểm đỏ là vùng ảnh sẽ crop. Ảnh: Cameralabs. |
Ảnh chụp với A580 tại ISO 100, thời chụp một giây tại tiêu cự 28mm f/8, file JPEG gốc chất lượng Large Fine dung lượng 4,18MB. Crop 100% tại vùng đánh dấu đỏ. Đo sáng trên D7000 bị sai một chút nên được được áp dụng mức trừ sáng -0,3EV.
Hình crop có khác biệt về độ sáng do quá trình xử lý ảnh hoặc do khác biệt trong quá trình thu tín hiệu.
Nhận xét ban đầu, chất lượng ảnh 2 máy chụp khá tương đồng nhau. Các khác biệt trên ảnh là do ảnh hưởng của cấu trúc cảm biến, lens kit đi kèm và cách xử lý ảnh của mỗi máy.
Sony Alpha DSLR-A580 | Nikon D7000 |
Tại ISO 100. | Tại ISO 100. |
Tại ISO 200. | Tại ISO 200. |
Tại ISO 100, khác biệt rõ rệt nhất là độ sáng của ảnh thử nghiệm: ảnh của D7000 nhìn sáng hơn, mặc dù thông số chụp là như nhau. Trong các kết quả thử nghiệm khác của Cameralabs, A580 đều cho kết quả tương phản cao hơn mặc dù sử dụng cài đặt mặc định. Nếu bỏ qua các khác biệt này, có thể dễ thấy là cả hai máy đều có khả năng tái hiện rất chi tiết và chân thực đối tượng thử nghiệm. Về màu sắc, D7000 cho thấy bão hòa nhiều và dễ nhìn hơn.
Ảnh từ A580 tại ISO 400. | Ảnh từ D7000 tại ISO 400. |
Tại ISO 400, ảnh thử nghiệm xuất hiện dấu hiệu nhiễu.
Ảnh từ A580 tại ISO 800. | Ảnh từ D7000 tại ISO 800. |
Tại ISO 800 ảnh xuất hiện nhiễu và nhiễu giả lốm đốm. Độ nét bị soft đôi chút.
Ảnh từ A580 tại ISO 1.600. | Ảnh từ D7000 tại ISO 1.600. |
Tại ISO 1.600, chất lượng ảnh giảm trông thấy. Nhiễu và độ nét chi tiết giảm nhiều, bão hòa màu mất một chút ít. Đánh giá tổng thể, ảnh vẫn còn tốt.
Ảnh từ A580 tại ISO 3.200. | Ảnh từ D7000 tại ISO 3.200. |
Tại ISO 3.200, nhiễu giả và chi tiết ảnh xuất hiện nhiều tương đương. Đánh giá trên ảnh cho thấy chất lượng A580 tốt hơn, nhưng lý do là hình của D7000 chụp có xu hướng giấu các vết đốm trên ảnh.
Ảnh từ A580 tại ISO 6.400. | Ảnh từ D7000 tại ISO 6.400. |
Tại ISO 6.400, xét về chi tiết thì ảnh D7000 vẫn giữ tốt hơn, còn về chất lượng thì ảnh 2 máy chụp đều kém như nhau và nói chung không nên đẩy ISO lên cao đến thế, trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải có ảnh.
Ảnh từ A580 tại ISO 12.800. | Ảnh từ D7000 tại ISO 12.800. |
Ảnh từ D7000 tại ISO 25.600. |
Tại ISO 12800 và ISO 25600, D7000 hoàn toàn làm chủ chiến trường mặc dù chất lượng ảnh giảm đến mức tồi tệ.
Theo kết quả đánh giá trên, sony alpha a580 và nikon d7000 là hai đối thủ một tám một mười trong cuộc đua khử nhiễu. Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá trên khía cạnh JPEG tại cài đặt mặc định, còn thực tế người dùng có thể tùy chỉnh thông số ảnh và chụp RAW để có kết quả tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của mình nên tính về hiệu quả trên giá thành thì Sony A580 vượt hơn Nikon D7000.
Tính năng giúp A580 có thể chụp ảnh tương đương D7000 là Sony đã là khả năng chụp nhanh 6 hình liên tiếp rồi tự động kết hợp lại giảm mức độ nhiễu. Khả năng này xuất hiện lần đầu ở chế độ chụp Handheld Twilight (tự động chọn thông số chụp và ISO), nhưng được cải tiến trên Alpha A580 thành lựa chọn Khử nhiễu đa ảnh (Multi-frame noise Reduction) cho phép người dùng tự chọn chế độ chụp và ISO tùy ý.
Độc giả chấm điểm khử nhiễu của Sony Alpha A580 và Nikon D7000.
Sony Alpha A580 | Nikon D7000 |
Lê Phương
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet