Nội dung

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã biết đến cụm từ “unisex” – có nghĩa là phi giới tính. Mặc dù thuật ngữ thời trang này đã xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, mọi người chỉ thực sự biết đến nó từ sau cơn sốt thời trang “unisex” vào những năm 1960 – năm mà hàng trăm ngàn thiết kế đã được ra đời để phục vụ đồng thời cả hai giới tính.

Không dừng lại ở đó, xu hướng thời trang này đã không ngừng được cải thiện và tạo ra các làn sóng mạnh mẽ trong suốt thể kỷ 20.

Vào tháng 3 năm 1960, Selfridges - một trong những cửa hiệu quần áo danh tiếng nhất London đã dành ra 3 tầng mặt tiền ngay trên con phố Oxford đông đúc cho riêng dòng quần áo unisex. Cùng với việc này, tất cả những người bán hàng tại đây đều là “ái nam ái nữ”, họ diện những trang phục unisex từ các nhà thiết kế tên tuổi như Haider Ackermann, Ann Demeulemeester và Gareth Pugh.

Thậm chí website của cửa hàng cũng được thiết kế theo cảm hứng phi giới tính và ngay ở trang chủ người ta có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm dành cho cả hai phái.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Thời trang unisex "nổi như cồn" vào những năm 1960 và 1970.

Tuy nhiên, mọi chuyện không thật sự dễ dàng như vậy. Như Freud (bác sĩ tâm lý người Áo nổi tiếng) đã nói: “Khi bạn gặp bất cứ một người nào lần đầu, điều đầu tiên bạn cần phân biệt chính là: họ là nam hay nữ nhỉ?”.

Và hầu như tất cả mọi người đều đã quen với sự phân biệt này từ bao nhiêu năm nay. Ở trong một thời đại nơi mà các quy luật được đặt ra đôi khi cũng khác nhau phụ thuộc vào giới tính, trang phục unisex là những gì mà “người lính” cần dùng cho cuộc chiến văn hóa.

Kể từ khi ngành công nghiệp thời trang của Mỹ được quan tâm, các phong trào unisex bắt đầu nhen nhóm và trở nên lớn mạnh vào năm 1968. Phong trào bắt đầu từ sàn diễn thời trang Paris – nơi mà các nhà thiết kế tên tuổi như Pierre Cardin, Andre Courreges và Paco Rabanne cho ra mắt những thiết kế phi giới tính thể hiện sự bình đẳng trong thời trang của cả hai phái.

Thông qua các chất liệu tổng hợp, kiểu dáng mang âm hưởng “Silhouette” dài chấm gót hoặc họa tiết bắt mắt. Thời kỳ này, các cửa hiệu ở Mỹ cùng bắt đầu dành một phần không gian để bày bán các thiết kế unisex thoải mái, tuy nhiên hầu hết số này đều đóng cửa vì không bán được hàng vào năm 1969.

Và phải chờ tới một thập kỷ sau đó thì người ta mới thấy được tầm ảnh hưởng của làn sóng thời trang unisex khi chúng dần được thừa nhận một cách rộng rãi hơn. Đó chính là khác biệt được tạo ra giữa những người tiên phong và thế hệ thứ hai biết học hỏi chọn lọc.

Thời trang unisex không chỉ dành cho những người thật sự có “rắc rối” về giới tính, mà những người mẫu phổ biến nhất của dòng thời trang này lại là những cặp đôi trai gái dễ thương hoàn toàn “bình thường”.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Những ngày sau đó, mọi người có thể thấy ngay cả những thiết kế của trẻ em cũng đi theo xu hướng này. Khi đi học, các bé gái cũng mặc quần và các bé trai cũng có thể để tóc dài, áo choàng thì dành cho bất cứ ai.

Đây có thể xem là một sự thay đổi khá lớn. Mặc dù các bậc cha mẹ vẫn luôn tỏ ra khá lo lắng rằng việc này có thể ảnh hưởng xấu tới xu hướng giới tính của trẻ nhỏ. Nguyên nhân của sự sợ hãi này là từ một chứng minh khoa học cho thấy các “thói quen” giới tính thường rất dễ uốn nắn từ khi trẻ đang còn nhỏ.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Trong những năm 1970 - thời kỳ bùng nổ của thời trang unisex, người ta dễ dàng nhìn thấy những bộ sưu tập như thế này trên tất cả các mặt báo. Và chúng được mặc bởi những cặp đôi nam nữ hoàn toàn không có vấn đề giới tính. Việc này giúp những thiết kế phi giới tính được thừa nhận và ưa chuộng rộng rãi hơn.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 

Năm 1966, Yves Saint Laurent đã thiết kế những mẫu vest “Le Smoking” - tuxedo dành cho phái đẹp. Sau đó vài năm là tới những trang phục sọc kẻ nhỏ và chất liệu kaki.

Và phải một thời gian sau thì các nhà thiết kế mới bắt đầu để mắt hơn tới các thiết kế dành cho phái mạnh. Pierre Cardin và Bill Blass đã khởi đầu cho những thiết kế mới mẻ như áo dáng dài không cổ cùng hàng khuy trang trí cho các quý ông.

Tuy nhiên, cuộc chiến thời trang được xem như mới chỉ chiến thắng một nửa. Cho tới tận ngày nay, phái đẹp có thể diện quần tới văn phòng, trong khi phái mạnh vẫn chung thủy với bộ vest và cà-vạt.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Yves Saint Laurent tuxedo dành cho phụ nữ.

Vào những năm 1975, nhà thiết kế Rudi Gernreich đã bắt đầu cho ra đời những thiết kế monokini và dây lưng da dùng chung cho cả hai phái. Cho tới những năm 1999, trang phục unisex phổ biến chính là jumpsuits, áo cổ lọ và áo dáng dài thắt ngang lưng.

Bởi vì những trang phục bó sát như vậy cũng đã khiến giới tính của người mặc trở nên rõ ràng, nữ giới vẫn tiếp tục sử dụng áo ngực, trang sức và trang điểm.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Thiết kế monokini dành cho cả hai phái của nhà thiết kế Rudi Gernreich.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Những poster quảng cáo thời trang unisex được trưng bày khắp nơi suốt những năm 1970.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Jumpsuit là một thiết kế unisex đình đám.

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Các thiết kế của trẻ em cũng đi theo phong trào phi giới tính.

Xu hướng thời trang unisex mờ nhạt dần sau những năm 1975. Và phải chờ tới những năm 1990, trào lưu phi giới tính mới trở lại. Mọi việc bắt nguồn từ một hình ảnh trên trang bìa của tạp chí thời trang New York: khi cô gái thì mặc áo sơ mi đầy mạnh mẽ còn Kurt Cobain –nam ca sỹ nổi tiếng người Mỹ thì lại diện trang phục mặc nhà “như của đàn bà”. Phong trào lúc nào bắt đầu lan rộng sang cả các nước châu Á, điển hình là Hàn Quốc. Cả nam và nữ đều rất hứng thú với quần skinny, giày thể thao, áo len chui đầu và áo có mũ.

Cho tới ngày hôm nay, vẻ đẹp phi giới tính ngày càng được ghi nhận và được các ông lớn làng mốt không tiếc công lăng xê. Vào tuần lễ thời trang Xuân/Hè 2014, BST thu-đông 2013 của McCartney đã mang đến xu hướng “phi giới tính” cho cả Adam và Eva. Sau đó, trên sàn diễn Xuân/Hè 2015, chúng ta có thể thấy Christian Dior khá “ưu ái” cho những mẫu jumpsuit unisex, trong khi đó Gucci lại tỏ ra yêu thích những đôi bốt da. 

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

 Sóng gió thăng trầm của thời trang unisex

Thời trang Unisex hiện đại ngày nay.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục