Tờ WWD cho biết, doanh số của ngành hàng son môi đang ngang bằng với sơn móng tay. Năm 2012, doanh thu của các sản phẩm sơn móng đạt 768 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2011, đưa ngành hàng này trở thành ngành đạt mức phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực làm đẹp.
Son màu cam của Rag & Bone. Ảnh: Imaxtree. |
Nhưng đến năm 2013, phần thắng nghiêng về ngành son môi. Laura Weintein, phó giám đốc quảng cáo của Sally Hansen và New York Color (NYC), phát biểu: "Son môi đang trở thành xu hướng của năm 2014, như sơn móng trước đây". Vì thế năm nay, khách hàng có thể hy vọng các hãng mỹ phẩm cho ra đời nhiều mẫu son môi kiểu mới, những sản phẩm làm đẹp và chăm sóc môi sáng tạo mà người tiêu dùng khó có thể nghĩ đến. Ngoài ra, giới chuyên môn cũng khẳng định, phụ nữ hãy sẵn sàng chuẩn bị đón nhận "cơn lốc" son màu cam càn quét khắp nơi trong xuân hè 2014.
1. Vào giai đoạn đầu của Hy Lạp cổ đại, thoa son môi là dấu hiệu của những cô gái hành nghề mại dâm. Điều đó chứng tỏ rằng, một phụ nữ chuẩn mực của thời đó không hề trang điểm khi ra đường.
2. Năm 1650, Nghị viện Anh đã cố gắng ban hành đạo luật cấm son môi vì cho rằng đó là "sự trụy lạc của hội họa". Tuy nhiên, cuối cùng đạo luật đã không được thông qua.
3. Đến thời La Mã cổ đại, son môi lại là dấu hiệu để phân biệt các tầng lớp, địa vị trong xã hội. Thậm chí đàn ông cũng dùng son môi với mục đích này.
4. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington, đôi khi cũng thoa son môi, trang điểm và đội tóc giả.
5. Năm 1915, cơ quan lập pháp của bang Kansas, Mỹ, ban hành đạo luật cấm phụ nữ dưới 44 tuổi thoa son môi cũng như trang điểm vì sẽ tạo "ấn tượng lệch lạc".
6. Trong lễ đăng cơ năm 1952, nữ hoàng Elizabeth II đã đặt làm một thỏi son với màu đặc biệt trùng với dải băng chéo thân. Thỏi son được đặt tên là "The Balmoral Lipstick" theo quê hương xứ Scotland của bà.
7. Cô đào nổi tiếng màn bạc thế kỷ 20 Elizabeth Taylor yêu thích màu son đỏ đến mức cô yêu cầu rằng không ai trong bộ phim có cô tham gia được phép đánh son màu đỏ.
8. Trong Thế Chiến thứ hai, tất cả các sản phẩm làm đẹp đều bị hạn chế sản xuất và sử dụng, trừ son môi. Thủ tướng Anh Winston Churchill quyết định giữ lại việc sản xuất son môi với lý do ông cảm thấy nó có tác dụng tích cực lên tinh thần của mọi người, kể cả nam và nữ. Nhờ vậy, doanh số của son môi tăng đáng kể so với các sản phẩm khác trong giai đoạn này.
9. Vào giữa thập niên 2000, một cuộc thống kê cho thấy có khoảng 80% phụ nữ Mỹ sử dụng son môi, lớn hơn 10% so với những phụ nữ Pháp.
Sao Mai
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet