Một người có nick facebook là Minh Trần chia sẻ, đây chính là kinh nghiệm thực tế đã giúp anh và gia đình thoát khỏi khói độc trong một vụ hỏa hoạn.
Hình minh họa do anh Minh Trần tự vẽ để chia sẻ cho cộng đồng. |
“Phương pháp thoát hiểm khi cháy tôi muốn nhấn mạnh là “rất đơn giản” và ai cùng gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện tốt để giảm thiểu được thiệt hại rất lớn cho bản thân và gia đình
Tôi có vẽ hình ảnh minh họa để mọi người hiểu ngay được phương pháp dưới đây và cần lưu ý các điểm đặc biệt quan trọng.
- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau : dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.
Xem hình tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc, Lấy một tấm nệm ( màu xanh như hình minh họa ) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong,
- Đối với cửa sổ bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừn 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời.
- Đối với bán công bạn sẽ dựng tấm nệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói.
Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.”
Vật dụng cần thiết để tạo dựng tam giác cứu nạn này chính là tấm đệm mút mà gia đình bạn đang sử dụng. |
Tất nhiên ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm thoát hiểm, anh Minh Trần cũng lưu ý mọi người khi gặp hỏa hoạn không quên các nguyên tắc sinh tồn cần thiết:
1. Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh
2. Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng
3. Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đo phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp. ( không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng)
4. Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vật bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng
Nhiều người nhận định, chia sẻ cách thoát hiểm của anh Minh Trần dựa trên nguyên tắc “ Tam giác của sự sống” .
Nguyên tắc "Tam giác của sự sống" là gì?
Nguyên tắc mang tên “Triangle of Life – Tam giác của sự sống” - được phát triển bởi Doug Copp – Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới.
Để dễ hình dung, bạn hãy xem hình minh họa này. |
Doug Copp đưa ra một phương pháp tự bảo vệ khi gặp phải thiên tai như một trận động đất mạnh, đó là: Hãy núp sát bên cạnh một vật rắn thay vì chui xuống bên dưới gầm bàn.
Bởi vì, theo ông, nếu tòa nhà đổ sập từ trên xuống với một lực rất lớn, nó sẽ đè nát hầu hết đồ nội thất – tất nhiên bao gồm cả chiếc bàn mà bạn đang lấy làm vật trú ngụ kia, và nhân tiện đè luôn cả người đang ẩn nấp phía dưới!
“Đơn giản mà nói, khi các toà nhà sụp đổ, sức nặng của trần rơi trên các đồ đạc bên trong nghiền nát các vật này, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng. Khoảng trống này được gọi là "tam giác của sự sống".
Vật càng lớn, nó sẽ kết khối càng rắn chắc và nhỏ. Vật kết khối càng nhỏ th́ì khoảng trống càng lớn, khả năng càng lớn là người sử dụng khoảng trống để an toàn sẽ không bị thương.
Những tam giác sự sống được phát hiện sau tai nạn |
Lần tới khi bạn xem một toà nhà sụp đổ, trên tivi, hãy đếm "các tam giác" được h́ình thành mà bạn thấy. Chúng có ở mọi nơi. Nó có h́ình dạng chung nhất, bạn sẽ thấy trong các toà nhà bị đổ sập.”
Tuy nhiên, hiện nay tranh cãi về “Tam giác của sự sống” vẫn đang diễn ra. Đặc biệt là vấp phải sự phản đối kịch liệt của Hội Chữ Thập Đỏ và Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Họ đưa ra quan điểm rằng:
1. Không phải trong trường hợp nào, các tòa nhà lúc nào cũng đổ sập xuống như thế, nhất là ở các quốc gia phát triển – họ biết áp dụng kỹ thuật xây các công trình kiến trúc vô cùng vững chãi, hiếm khi xảy ra trường hợp “đổ ào ào” nát vụn như trong hình!
2. Không phải lúc nào nhà sập cũng đè bẹp luôn các đồ đạc bên trong, bằng chứng thực tế là các nạn nhân may mắn sống sót thường được tìm thấy bên dưới gầm bàn, gầm ghế.
3. Không phải ai cũng có thể đoán được liệu nhà họ có sắp sập, và nếu có thì sẽ sập theo hướng nào để mà... chọn chỗ núp cho chính xác! Giả sử họ “nghĩ” tường bên này chuẩn bị đổ ập xuống nên chọn cách núp ở phía bên kia cạnh bàn, nhưng... “đời không như là mơ”.
4. Khi động đất bắt đầu mạnh, mặt đất rung chuyển dữ dội, việc đi lại đương nhiên trở nên vô cùng khó khăn. Do vậy, để “tập trung xác định” được vị trí ẩn náu tuyệt vời như lý thuyết nói, và bằng cách nào đó di chuyển đến ngồi ngay ngắn đúng vào “Tam giác cứu mạng” là gần như bất khả thi.
5. Các thống kê của các nghiên cứu về động đất cho thấy các trường hợp chấn thương/tử vong hầu hết là do bị các đồ vật rơi, đổ vào người chứ không phải là do tòa nhà. Thêm vào đó, khả năng bị thương của bạn sẽ cao hơn khi bạn cố di chuyển trong trận động đất hơn là ngay lập tức trú vào chỗ an toàn gần nhất (các khoảng không an toàn của các đồ vật như gầm bàn, hoặc ở sát tường (Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã không còn khuyến nghị tránh vào các chỗ cửa ra vào vì chỗ cửa ra vào thường không có kết cấu vững chắc.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý là sựu khác biệt về chất lượng các tòa nhà ở các nước phát triển và các nước đang phát triển có thể dẫn đến cách sống sót khác nhau: “Hội chữ thập đỏ không tuyên bố rằng tìm kiếm các khoảng không an toàn là sai hay không hợp lý. Những gì họ khuyến nghị rằng “Cúi thấp, Bảo vệ đầu và cơ thể, và Bám chặt!” là không sai – ở Mỹ – và họ không khuyến nghị áp dụng cách này cho các nước khác.
Điều áp dụng được ở chỗ này chưa chắc đã áp dụng được ở chỗ khác do đó có thể Tam giác Sự sống có thể thực sự là cách tốt nhất ở những nơi mà nguy cơ nhà sụp đổ là lớn ngay cả trong những trận động đất nhỏ.”
Vì thế, lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, cho dù mức độ logic của nó nghe có vẻ hoàn toàn thuyết phục, nhưng thực tế vẫn có những sai sót được chỉ ra bởi các nhà nghiên cứu khoa học! Hãy suy nghĩ và kiểm chứng kỹ lưỡng trước khi tin vào các chỉ dẫn phản khoa học, bạn nhé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet