(HOCHOIMOINGAY.com) – Một số trường hợp hơi thở có mùi do vệ sinh răng miệng kém, một số khác lại do những nguyên nhân khác như sâu răng, nhiễm trùng răng, hút thuốc, thực phẩm và đồ uống… Nếu hơi thở có mùi hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây nên và có biện pháp loại bỏ.
Bệnh răng miệng
Bệnh liên quan đến răng miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở của bạn có mùi hôi. Áp xe răng, sâu răng, viêm nướu hoặc nhiễm trùng răng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng này.
Vệ sinh rặng miệng kém cũng là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi.
Vệ sinh răng miệng kém cũng dễ dẫn tới hôi miệng. Khi ăn, thức ăn còn sót lại ở miệng, giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa trở thành mùi hôi. Vi khuẩn sống bình thường trong miệng tương tác với các mảnh thức ăn, máu, mô, v.v…, tạo ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi (thí dụ: mùi hôi). Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích tụ lại gây nên mùi hôi khó chịu nhất là vào buổi sáng sớm sau khi ta ngủ dậy.
Giải pháp: Đánh răng sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ thức ăn dư thừa có bám ở kẽ răng, cạo lưỡi thường xuyên để loại bỏ mùi hôi, bởi vì lưỡi bẩn cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa những bệnh liên quan đến răng miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước súc miệng, nhai rau mùi tươi, kẹo bạc hà và kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi, nhưng cách này chỉ loại bỏ tạm thời.
Đối với những người bị các bệnh về răng lợi như sâu răng, bệnh về nướu cần đến khám bác sĩ để điều trị sâu răng, làm sạch răng để loại bỏ mảng bám gây hôi miệng.
Thực phẩm và đồ uống có mùi
Khi ăn những thực phẩm có mùi, mùi đó vẫn còn đọng lại gây hôi ở miệng. Những thực phẩm có mùi như tỏi, bia, rượu, thuốc lá…
Giải pháp: Tránh những thực phẩm và đồ uống có mùi như tỏi, bia, rượu, thuốc lá…
Chế độ ăn không đủ carbonhydrat
Chế độ ăn có lượng protein cao, carbohydrate thấp khiến cơ thể bạn đốt cháy chất béo dữ trữ để sản sinh năng lượng thay cho carbohydrate và có thể tạo ra một chất hóa học là ketone. Vì chất béo bị đốt cháy, ketone hình thành trong cơ thể, và một số được giải phóng qua hơi thở.
Giải pháp: Cách duy nhất ngừa ketone từ chế độ ăn ít carbohydrate là ăn một lượng vừa đủ carbohydrate. Nên ăn trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.
Bệnh tật
Đôi khi mùi hôi ở miệng lại là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân toàn thân gây hơi thở hôi hay gặp nhất là các bệnh liên quan đến dạ dày như: bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày hay dạ dày yếu, khó tiêu, thực phẩm bị ứ trong dạ dày, trào ngược dạ dày-thực quản (gastro-esophageal reflux disease – GERD).
Những bệnh về hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan hay viêm phổi cũng có thể gây ra mùi hôi ở miệng.
Một số bệnh như gan, thận, tiểu đường cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi ở miệng. Khi độc tố của những tạng này bài tiết qua phổi, gây hơi thở hôi.
Giải pháp: Đối với những người mắc các bệnh về dạ dày, đến gặp bác sỹ để điều trị. Nhai vỏ quất hay vỏ cam tươi, vì loại vỏ này có chứa nhiều vitamin C và các loại tinh dầu rất tốt đối với những bệnh nhân hôi miệng do các bệnh về hô hấp.
Đối với những người mắc các bệnh liên quan đến gan, thận, uống nhiều nước nhằm làm ẩm khoang miệng, vì nước bọt có chứa một loại vật liệu tự nhiên kháng khuẩn, do đó, độ ẩm có thể ức chế vi khuẩn đường miệng.
Theo Chanelvn
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet