Các nhà khoa học tại Trường ĐH Bradford căn cứ vào độ nhạy cảm của hệ gien tế bào bạch huyết trong xét nghiệm đánh giá tế bào bạch huyết và đo lường sự tổn hại DNA của chúng gây ra một cách khác nhau tùy theo cường độ của tia cực tím chiếu vào.
Trưởng nhóm nghiên cứu Diana Anderson từ Trường ĐH Bradford. Ảnh: Nature World News
Nhóm nghiên cứu cho rằng có sự khác biệt rất rõ về sự tổn hại của DNA tế bào bạch huyết giữa bệnh nhân ung thư, bệnh nhân ở giai đoạn tiền ung thư và người lành mạnh.
Trưởng nhóm nghiên cứu - GS Dianna Anderson - giải thích: “Tế bào bạch huyết là một phần của hệ thống phòng vệ tự nhiên trong cơ thể. Chúng ta biết rằng chúng bị áp lực khi phải chống chọi với ung thư và bệnh tật khác Vì thế, chúng tôi tự đặt vấn đề liệu có thể đo lường được điều gì đó ở bệnh nhân ung thư khi gây thêm áp lực bằng tia cực tím và chúng tôi phát hiện rằng bệnh nhân ung thư có DNA bị tổn hại nhiều hơn trước tia cực tím so với người lành mạnh”.
Các nhà khoa học có thể phát hiện ung thư chỉ bằng xét nghiệm máu đơn giản.
Kết luận nói trên được rút ra từ cuộc thử nghiệm trên 208 người, trong đó có 58 bệnh nhân ung thư, 56 tiền ung thư và 94 người lành mạnh. Xét nghiệm đã có thể chẩn đoán ung thư, tiền ung thư ở 3 dạng ung thư da, ruột kết và phổi. Nhóm nghiên cứu đồng thời ghi nhận xét nghiệm này là trợ giúp hữu ích đối với các dạng ung thư khó chẩn đoán hơn.
Các nhà khoa học cho rằng cần có nghiên cứu thêm trong hy vọng hướng xét nghiệm mới này có thể phát hiện sớm mọi loại ung thư trong tương lai.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet