cầu thăng long bắc qua sông hồng , công trình thế kỷ ghi dấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nối liền các tỉnh phía Bắc, sân bay quốc tế Nội Bài với Thủ đô Hà Nội. Cầu khởi công 1974, hoàn công cuối 1985; là cầu kim loại lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Cầu Thăng Long được xây dựng từ năm 1985, nằm trên "con đường ngoại giao" nối trung tâm thành phố với sân bay quốc tế Nội Bài. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, mặt cầu hư hỏng nặng ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông. |
Gần ba chục năm trôi qua, cầu góp phần không nhỏ trong giao thông, vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa các tỉnh phía Bắc với Thủ đô Hà Nội. Nguyên thủ các nước, và các đoàn khách quốc tế từ Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật... đều không dưới một lần đi qua cây cầu này. Người viết gắn bó với cây cầu này 15 năm, đều đặn 2 chiều đi lại, từng trải qua những lần chạy xe êm ru với mặt cầu nhẵn bóng.
Hà Nội đón chào 1000 năm Thăng Long bằng việc sửa lại mặt cầu tầng trên với tổng mức đầu tư 97 tỷ đồng. Thật hân hoan. Vậy là sắp hết cảnh xếp hàng dài lúc đi làm về, có lần đến tận Ngã tư Nam Hồng! Mặt cầu khi chưa sửa vẫn còn "ngon" lắm, xe chỉ sóc nhẹ khi qua mối ghép giữa các nhịp, đôi chỗ có ổ gà con, nhưng không đến nỗi nguy hiểm, hay mất lái ở tốc độ 60 - 80 km/h.
Ngày thông xe, nhìn lớp nhựa mới đen bóng, nghe nói đó là công nghệ hiện đại đến từ công quốc sương mù xa tít, mối ghép các nhịp phẳng, trời mưa không văng nước, ma sát tốt, không trơn trượt, đi đêm rất ăn đèn. Ai ai cũng khấp khởi vui mừng, "ngon rồi, chạy đã thật nộp phí cầu đường kể cũng đáng đồng tiền".
Sau nhiều lần được duy tu, hiện cả hai chiều của mặt cầu đều xuất hiện những vết lún nứt nhằng nhịt. Hư hỏng nghiêm trọng nhất xuất hiện ở làn đường theo hướng Nội Bài - Phạm Văn Đồng |
Nhưng ngày vui chẳng nổi gang tay! Cầu hư hỏng, tai nạn xảy ra nghiêm trọng hơn. Thậm chí có người thiệt mạng. Nguyên nhân vẫn đang trong diện điều tra nghiên cứu nhưng mặt cầu hỏng với những vết lồi lõm, xuất hiện rãnh sâu là một thực tế. Nhất là chiều từ Nội Bài về Hà Nội. Nguy hiểm hơn! Các rãnh này còn vượt qua vạch phân cách ăn sang cả phần đường ngược chiều. Cơ quan chức năng đã cắm biển hạn chế tốc độ 50 km/h.
Đêm ngày 28/7/, trên đường từ Nội Bài về trong lúc trời mưa nhỏ, đường vắng chạy tốc độ 50 km/h, giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe tối thiểu 15 m nhưng đến khu vực lõm, rãnh sâu xe của tôi vẫn bị mất lái, buộc phải dừng hẳn xe rồi trườn xe qua. Đó là trường hợp quen đường.
Nếu đi không quen có thế tài xế mất lái hoặc đánh lái sang làn đường bên cạnh. Nguy cơ tai nạn với xe ngược chiều hoặc "tai nạn dồn toa" do phanh gấp là điều khó tránh khỏi.
Trong khi nguyên nhân hư hỏng đang được chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan hữu quan "nghiên cứu" và chưa có cách sửa chữa khắc phục, xin phép bổ sung thêm một số biển báo để đảm báo giao thông an toàn khi qua cầu.
1. Biển ở cả 2 chiều ghi rõ, "Mặt cầu hỏng nghiêm trọng".
2. Thay biển hạn chế tốc độc từ 50 km/h xuống 40 km/h. Bổ sung thêm biển báo hiệu nguy hiểm: 242, 243 và 233.
3. Thường xuyên có xe trực cứu hộ.
4. Tạm dừng thu phí tại trạm Hải Bối (thu phí cầu) giảm 50% mức thu tại trạm thu phí Nội Bài.
Nhân đây cũng xin có lời khuyên đối với các bác tài hãy đi đúng tốc độ tránh phóng nhanh, không vượt xe. Đi từ tốn xếp hàng mỗi khi qua cầu để hạn chế những tai nạn không đáng có. Đôi lời muốn chia sẻ!
Cầu Thăng Long có hai tầng. Tầng dưới, ở giữa là hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên là đường xe thô sơ 3,5 m, có thể chạy ôtô 10 tấn. Tầng trên là đường ôtô rộng 15 m cho bốn làn xe H30, hai bên là đường dùng cho người đi bộ rộng 1,5 m. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) là 5.503 m, tính theo đường ô tô (tầng trên) là 3.115 m, tính theo đường xe thô sơ là 2.658 m. Phần cầu chính (vượt sông) gồm 15 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 112 m. Móng trụ cầu chính đều dùng giếng chìm, trong đó có 4 trụ là giếng chìm chở nổi, ngoài ra là giếng chìm đắp đảo. Phần cầu dẫn ở hai bên bờ đều dùng dầm bê tông dự ứng lực (dầm đường sắt và đường xe thô sơ đều là dự ứng lực căng sau, dầm đường ô tô dùng dự ứng lực căng trước). Các trụ cầu dẫn đều dùng móng cọc ống phi 55 cm. |
Trịnh Xuân Nguyên
>>Ảnh cầu Thăng Long lồi lõm trơ tấm sắt
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet