Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về những mẹo chọn giày vừa đẹp lại hợp chân.
1. Đảm bảo đôi giày vừa với ngón chân và gót chân
Khi cởi giày, trên chân không có vết hằn nào. Gót chân phải cứng, gót chân mềm có thể bị trượt khi đi giày cao gót và rất bất tiện.
2. Nên chọn cỡ giày lớn hơn một chút so với kích thước của bàn chân
Dù không rõ ràng lắm nhưng nhiều người có kích cỡ hai bàn chân to nhỏ khác nhau. Vì vậy, bạn nên thử vài đôi có kích cỡ khác nhau và chọn một đôi vừa với cả hai bàn chân của mình.
3. Chọn đôi giày có khả năng giữ thăng bằng tốt
Nếu bạn đang thử đi giày cao gót, hãy tập tạo áp lực lên bàn chân. Trong một số trường hợp, điều này có thể làm gót chân bị trượt và điều đó cho thấy đôi giày đó không đáng mua trừ phi bạn chấp nhận một dáng đi xiêu vẹo, mất thăng bằng.
4. Chú ý đến sự linh hoạt của đế giày
Cầm một chiếc giày lên tay và cố gắng uốn cong phần ngón chân của chiếc giày đó. Một chiếc đế giày không đủ linh hoạt sẽ ngăn các khớp chân di chuyển bình thường. Điều do có thể ảnh hưởng xấu đến dáng đi cũng như làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng gây mệt mỏi nhanh chóng.
5. Không mua giày chật
Bạn không nên mua một đôi giày chật với hy vọng chân bạn sẽ bé đi và vừa với nó. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tuần hoàn máu và các chức năng cơ bắp. Mặt khác, những đôi giày như thế sẽ nhanh chóng mất đi vẻ đẹp ban đầu.
6. Phác họa hình dáng hai bàn chân qua tấm bìa
Để đảm bảo tránh khỏi những tình huống như vậy, bạn hãy đi tất và đứng trên một tấm bìa hoặc một tờ giấy cứng, phác họa hình dáng của cả hai bàn chân trái và phải bằng bút và cắt chúng ra. Khi mua giày, hãy ướm thử phần phác thảo vào đôi giày bạn muốn mua sao cho các mép giấy vừa khít với đôi giày.
7. Mua giày vào buổi chiều muộn
Đến cuối ngày, bàn chân của chúng ta có xu hướng bị sưng lên. Điều đó có nghĩa, đôi giày vừa chân bạn vào buổi sáng sẽ bị chật vào buổi tối. Để điều này không xảy ra, hãy chọn 1 đôi giày vừa với chân suốt ngày đêm.
Luôn luôn kiểm tra bên trong đôi giày bằng tay. Mặt trong của giày nên mềm mại, không có các đường may thô. Đế giày nên dẻo dai và dễ cởi.
Khi thử giày, hãy đi một vài bước trên nền cứng. Những tấm thảm mềm mại có thể khiến cho bước chân của chúng ta thoải mái hơn, nhưng hơn hết, hãy tập làm quen với việc đi trên nền cứng.
8. Chọn kích thước giày phù hợp
Nếu bạn đang nghĩ đến việc mua giày cao gót, chiều cao tối đa của gót là 9,5 cm. khoảng cách giữa phần đế giày và gót chân nên lớn hơn 3. Khoảng cách càng ngắn, bạn sẽ càng khó giữ thăng bằng và trọng lượng dồn lên các ngón chân càng lớn.
Bạn nên nhớ rằng, theo thời gian, đôi chân của bạn sẽ hơi dài hoặc rộng ra, vì vậy bạn nên đo lại sau 2 năm . Đặc biệt nếu bạn là một người ưa mua hàng qua mạng.
Khi thử giày cao gót, điều quan trọng là phải đảm bảo chân bạn không bị trượt dọc xuống. Theo thời gian, những đôi giày cao gót có thể bị mòn, khiến bàn chân dễ bị trượt hơn và tổn hại gót chân.
Nếu bạn muốn mua một đôi giày có lớp lót bằng lông thú, hãy nhớ lớp lông ấy dễ bị xẹp xuống khiến đôi giày bị rộng ra rất nguy hiểm cho người sử dụng.
Khi mua giày da lộn, hãy thử thật nhanh. Nếu bạn muốn thử một đôi giày lộn, hãy chọn một đôi hơi chật so với chân.
Nếu những đôi giày có phần ngón chân dài, cần có một khoảng trống khoảng 1-2 cm bị thừa ra cho các ngón chân.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet