Một trong những điều quan trọng nhất khi thuyết trình là làm cho nhà đầu tư có thể hiểu được sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Nếu như trong 30 giây đến 1 phút ban đầu mà founder không thể làm nổi bật những ưu điểm và tính năng của sản phẩm thì tỷ lệ gọi vốn thành công là rất thấp bởi có hàng trăm startup khác cũng muốn gọi vốn và nhà đầu tư không có đủ kiên nhẫn để dành quá nhiều thời gian cho một dự án.
Vì vậy, các founder nên tập trung truyền tải thông điệp của mình một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, nên tập trung vào những vấn đề chính như: sản phẩm giải quyết vấn đề như thế nào, mô hình kiếm tiền ra sao? Nếu nhà đầu tư không thật sự hứng thú thì founder nên tìm kiếm cơ hội khác thay vì cố gắng thuyết phục họ bởi điều này sẽ không mang đến kết quả khả quan hơn.
2. Nói rằng thị trường không có cạnh tranh
Đây là một điều không có tính thuyết phục bởi trong bối cảnh hiện nay thì bất kỳ thị trường nào cũng tồn tại nhiều đối thủ. Nếu founder nói rằng thị trường mình đang hướng tới không có đối thủ cạnh tranh thì rất có thể founder đó đang nói dối hoặc nhà đầu tư sẽ cho rằng thị trường đó không có bất cứ tiềm năng nào để phát triển.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là một phần trong việc nghiên cứu thị trường, bởi vậy các founder nên tiến hành một cách nghiêm túc và thu thập những thông tin, số liệu chính xác nhất để có thể làm cho nhà đầu tư hiểu hơn về thị trường trước khi rót vốn vào dự án.
3. Mong muốn làm sản phẩm mang tính “cách mạng”
Những sản phẩm đột phá và chưa từng có trên thị trường sẽ rất khó để thành công. Nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào những mô hình sản phẩm đã được kiểm chứng hoặc thành công ở những thị trường khác mà không muốn quá mạo hiểm để đầu tư vào những sản phẩm hoàn toàn mới.
Nếu như founder tin rằng sản phẩm của mình có thể thành công và làm được những điều mới mẻ trên thị trường thì việc thuyết phục nhà đầu tư rót vốn vẫn là điều cần thiết tuy nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hơn nữa, chính những nhà đầu tư trong lĩnh vực Internet và Mobile khuyên các startup nên "học tập", "sao chép" (clone) các mô hình đã thành công ở các thị trường lớn hơn. Khi đã có trong tay doanh nghiệp hàng trăm triệu "đô" thì hãy nghĩ đến việc tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá.
4. Không có kế hoạch rõ ràng
Các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro cao, và muốn đầu tư vào các công ty có khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, định giá doanh nghiệp gấp hàng chục, hàng trăm lần hiện nay. Bởi vậy họ cần thấy một hướng đi, kế hoạch phát triển rõ ràng trong tương lai.
Kể cả khi doanh nghiệp đã thành công trong một lĩnh vực khác trước đó thì việc gọi vốn để nhảy sang một lĩnh vực mới cũng không hề đơn giản. Vì vậy, các founder hãy chuẩn bị một bản kế hoạch đầy đủ và chi tiết để thuyết phục những nhà đầu tư có hứng thú với dự án của mình
Theo ITCNews
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet