Ở Siberia (Nga), người dân có tục lệ đón năm mới được đánh giá là khá khắc nghiệt. Theo đó, họ phải cầm một khúc gỗ và nhảy xuống tắm tại hồ băng. |
Tại Peru, để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân tổ chức một sự kiện kỳ lạ mang tên Lễ hội đánh nhau vào cuối tháng 12. Đây là dịp để những người hàng xóm giải tỏa bức xúc về nhau mà họ phải kìm nén trong suốt năm qua. Tuy nhiên, tất cả đều đánh nhau dưới sự chứng kiến của... chính quyền địa phương và không ai bị thương nặng trong phong tục truyền thống này. |
Ở Brazil, Ecuador, Bolivia, Venezuela có tục lệ người dân mặc đồ lót sặc sỡ trong năm mới để đem lại may mắn. Hai màu sắc thường được sử dụng là đỏ và vàng. Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu còn màu vàng là tiền bạc. Những chiếc quần mới này sẽ được bày bán vào ngày trước khi người dân đón năm mới. |
Tại Estonia, hoạt động của người dân trong năm mới sẽ chỉ xoay quanh việc ăn và ăn. Họ cố gắng ăn bảy lần trong ngày Tết với niềm tin làm như thế, năm tới sẽ có thức ăn dồi dào. Nếu một nam giới ăn bảy lần, anh ấy tin rằng sẽ có sức mạnh bằng bảy người đàn ông vào năm tới. |
Theo truyền thống, người Philippines thường ăn các loại quả hình tròn để cầu mong sự thịnh vượng trong năm mới. Đó là lý do trong bữa tối đón năm mới, các gia đình thường bày nhiều loại trái cây có hình tròn. Thậm chí, nhiều người cũng mặc quần áo có hình tròn (chấm bi) như một cách cầu may mắn. |
Trong đêm giao thừa, người dân Phần Lan sẽ tìm một miếng thiếc nhỏ rồi nấu chảy, sau đó bỏ vào thùng nước. Hình khối mà miếng thiếc đó tạo nên sau khi cho vào nước sẽ nói về tương lai của chủ nhân nó. Hình trái tim sẽ tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc. Hình con tàu mang lại niềm tin về việc sẽ được chu du 4 phương còn hình con vật là biểu tượng sự may mắn, no đủ |
Tại Colombia, vào dịp năm mới, người dân có tục lệ xách một chiếc vali rỗng đi vòng quanh khu nhà với niềm tin sẽ được đi du lịch nhiều trong năm tới. |
Thị trấn Talca, Chile có một phong tục đón năm mới được đánh giá là giàu ý nghĩa nhân vvăn. Theo lệnh của thị trưởng, những cánh cổng của tất cả các nghĩa trang đều được mở vào đúng 23 giờ ngày 31/12 hằng năm. Tại đây, các gia đình đều đến thắp nến bên ngôi mộ những người thân và cùng họ đón thời khắc chuyển giao sang năm mới. Hành động này như một sự tưởng nhớ tới người đã khuất và chứng tỏ cho họ biết, hình ảnh họ vẫn luôn trong trái tim người còn sống. |
Đập đồ sành sứ, nhảy từ ghế xuống đất là hai trong số những truyền thống đặc biệt ở Copenhagen, Đan Mạch. Mọi người sẽ đứng trên ghế và đồng loạt nhảy xuống khi đồng hồ điểm 12h đêm. Hành động này mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn sót lại của năm cũ. Việc đập vỡ chén đĩa cũ và các đồ sành sứ là để mang lại may mắn. Người ta thường đập chén đĩa trước cửa nhà hàng xóm, nhà nào càng nhiều bát đĩa vỡ càng chứng tỏ được mọi người yêu quý. |
Tại Nam Phi, đặc biệt là Johannesburg, người dân sẽ ném các món đồ cũ qua cửa sổ để đón năm mới. |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet