1. Tham gia lớp học về mô tô
Ngồi trên một chiếc xe phân khối lớn là một trải nghiệm tuyệt vời, nó có thể làm bạn trông thật hấp dẫn. Nhưng để điều khiển một chiếc xe phân khối lớn là một việc không hề dễ dàng.
Chủ nhân của những chiếc xe phân khối lớn phải tự mày mò tìm hiểu, rồi tự mình vượt qua đủ loại "chướng ngại vật" trước khi được ngồi trên xe của mình chinh phục những cung đường đầy thử thách.
Lái xe moto phân khối lớn cũng giống như lái một chiếc xe máy nặng, và họ thường tự tìm hiểu và lái chúng thông qua xem các video hướng dẫn trên Youtube. Điều đó thật ngu ngốc. Những người đó không biết điều họ làm có thể cướp đi mạng sống của chính họ.
Mục đích của lái xe phân khối lớn là thỏa mãn đam mê, chứ không phải tự giết chính mình. Vì vậy, tham gia một lớp học hay câu lạc bộ mô tô phân khối lớn là điều quan trọng đầu tiên trước khi lái chúng.
2. Mua một chiếc xe ít tiền trước tiên.
Một người mới lái xe mô tô thường có rất ít kinh nghiệm, điều đó có thể dẫn tới chiếc mô tô đắt tiền của bạn bị hỏng nặng. Thực tế, có tới 50% các vụ hỏng hóc xe mô tô trong 6 tháng đầu tiên lái xe. Thậm chí chỉ trong tháng đầu tiên lái xe, những chiếc mô tô có thể hỏng nặng sau những va chạm ở tốc độ cao.
Điều đó làm cho những con thú cưng đắt tiền bạn mới sắm sẽ trở nên xuống cấp nhanh chóng. Những người lái mô tô hiếm khi giữ được chiếc xe đầu tiên trong khoảng thời gian dài. Nếu bạn bỏ ra rất nhiều tiền vào chiếc xe và chỉ bán nó sau vài tháng sử dụng, điều đó thật là lãng phí.
Hầu hết những người lái xe mô tô đều muốn chiếc xe của họ trông thật đặc biệt, nhưng chiếc xe đặc biệt đó thường rất đắt và có sức mạnh lớn, 2 thứ mà người lái xe đầu tiên chắc chắn không cần đến.
Chiếc xe đầu tiên họ nên sở hữu là chiếc Kawasaki KZ305 đời 1983 với sức mạnh chỉ vài mã lực, giá của chúng chỉ 650 USD. Những tay đua mô tô chuyên nghiệp thường có vài lời khuyên cho người mới đi, hãy chỉ mua những chiếc dưới 1000 USD, đừng mua quá 3000 USD. Chiếc xe đầu tiên quá 3000 USD chỉ là phí phạm.
3. Mua đồ bảo hộ an toàn
Do có sức mạnh và tốc độ lớn hơn rất nhiều so với xe gắn máy bình thường, người lái xe mô-tô phân khối lớn cần phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn tối đa.
Trước khi chúng ta bắt đầu đi sâu vào chi tiết, bạn cần phải xác định rõ 2 điều về đồ bảo hộ mô-tô: 1) chúng rất đắt tiền, 2) chúng có vai trò tối quan trọng đối với sự an toàn của chính bạn khi đi xe phân khối lớn (PKL). Chính vì vậy, nếu định mua xe mô-tô, bạn nên tính luôn cả tiền mua đồ vào giá thành của xe.
Chẳng hạn, nếu bạn định bỏ ra khoảng 300 triệu để mua một chiếc PKL, bạn nên xác định rằng sẽ phải đầu tư thêm khoảng 24 - 30 triệu để mua tất cả đồ bảo hộ cần thiết, bao gồm mũ bảo hiểm, găng tay, quần áo bảo vệ và giày. bạn chỉ có thể tận hưởng được hoàn toàn sự ưu việt, sức mạnh và tốc độ của xe PKL khi mang đầy đủ đồ bảo hộ.
Thứ hai, chúng sẽ bảo vệ bạn một cách hiệu quả nhất khi xảy ra tai nạn ở tốc độ cao. Hai điều trên luôn đúng khi bạn lái mọi loại mô-tô. Có thể bạn sẽ thanh minh rằng một chiếc áo da với quần jean và mũ bảo hiểm 3/4 đầu trông mới hợp với một chiếc xe cruiser kiểu Harley-Davidson, tuy nhiên hãy nhớ rằng các định luật vật lý không thể thay đổi phụ thuộc vào việc bạn đang lái xe gì!
4. Mua bảo hiểm
Trên thực tế, cơ thể con người chỉ có thể an toàn khi xảy ra tai nạn ở dưới 50 km/h. Thậm chí ngay cả ở tốc độ này, nếu bạn va chạm với một vật cứng, bạn vẫn có thể có nguy cơ bị tai nạn nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.
Đương nhiên, nếu như di chuyển càng nhanh, da, xương và các bộ phận cơ thể của bạn sẽ càng không thể chịu được lực tác động khi xảy ra tai nạn.
Khoa học đã chứng minh rằng với lực ma sát thông thường của bề mặt mặt đường, bạn sẽ mất đi 1 mm da thịt cho mỗi 1,5 km/h nhanh hơn kể từ tốc độ 50 km/h trong trường hợp cơ thể bị trượt trên đường sau tai nạn. Như vậy, ở tốc độ 88 km/h, bạn sẽ mất đi khoảng 2,5 cm thịt.
Ở tốc độ cao hơn nữa, cơ thể bạn sẽ bị mòn tới xương, gây ra sự nhiễm trùng xương. Giả sử bạn không tử vong sau tai nạn, bạn cũng sẽ phải sống nốt phần đời còn lại trong đau đớn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu như không may mắn.
Tai nạn có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, bất kể người đó có kinh nghiệm lái xe dầy dặn tới đâu. Chính vì vậy, mua bảo hiểm cho chính bản thân mình trước khi lái những quái vật tốc độ cao đó là sự lựa chọn thông minh.
5. Thi lấy bằng
Chắc hẳn rằng ai đã, đang và sẽ sử dụng một loại phương tiện đi lại nào đó không thể không biết đến sự tồn tại của giấy phép lái xe, nếu thiếu loại giấy tờ này, bạn sẽ gặp không ít rắc rối cả về mặt pháp lý lẫn an toàn của bản thân.
Trước đây, bằng lái môtô có dung tích động cơ từ 175 phân khối trở lên chỉ cấp hạn chế cho những người công tác tại các ngành công an, quân đội, thanh tra giao thông, quản lý thị trường, kiểm lâm, sát hạch viên, vận động viên môtô. Đối với người dân, cách duy nhất để có được bằng lái xe hạng A2 là trở thành vận động viên môtô.
Vài năm trở lại đây phong trào chơi xe phân khối lớn phát triển nhanh, việc đăng ký sở hữu một chiếc xe phân khối lớn khá dễ dàng. Tuy nhiên quy định khắt khe trong cấp bằng lái khiến người có đủ điều kiện sắm xe nhưng lại không được phép chạy.
6. Giữ nguyên tắc khi lái xe
Hãy chú ý đến những chiếc ôtô đang chuẩn bị rẽ trái, cho dù đó là tại một ngã tư hay một con phố nhỏ. Một chiếc ôtô với bánh trước đã rẽ sang trái rất nguy hiểm. Sự lựa chọn làn xe cũng rất quan trọng.
Hãy lưu thông đúng làn đường, hoặc ở sát vị trí vạch kẻ phân làn đường thì người lái xe có một tầm nhìn tốt hơn rộng hơn. Làm cho mình trở nên nổi bật trên cao tốc hoặc đường có nhiều làn. Không nên lưu thông duy nhất một làn.
Thay vào đó, hãy thay đổi làn giúp tỉnh táo và nhận thức. Quan trọng hơn, lái xe khác nhìn thấy bạn trước đó vài phút không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục quan sát được bạn.
Hãy tạo một thói quen luôn đặt ít nhất một ngón tay trên tay phanh, một phần nhỏ của một giây không tác động lên tay phanh cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn giữa việc dừng lại hay va chạm.
Trong thực tế, với tốc độ chậm , sử dụng phanh sau có thể giữ cho xe ổn định mà không làm tăng vận tốc xe. Rèn luyện sự cân bằng giữa tay ga và phanh là một yếu tố quan trọng trong sự tự tin khi vào các khúc cua.
Chúng ta thường thấy những tay lái mới (hoặc thậm chí những tay lái có kinh nghiệm) đặt gót chân lên gác chân. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất thường thấy và thay đổi nó sẽ có tác động lớn về xử lí động lực học.
Chân của bạn có thể sản sinh ra rất nhiều lực, nhưng tính hiệu quả chỉ được tính với xe đạp. Với chân của bạn được đặt chính xác trên gác chân, bạn có thể tạo ra nhiều trọng lượng hơn khi vào cua. Vị trí đặt chân đúng sẽ giúp người lái nhẹ nhàng thay đổi vị trí cơ thể, giúp hệ thống giảm xóc làm việc êm ái hơn.
Kỹ thuật này hiệu quả với tất các những mẫu môtô, chỉ dòng cruiser với gác chân có bề mặt lớn sẽ không có sự khác biệt.
Hãy vui vẻ khi lái xe, xử lý thông minh trong mọi tình huống. Chúc bạn lái xe an toàn!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet