Dù đã chuẩn bị kĩ tinh thần trước khi sinh con nhưng khi mọi sự diễn ra, nhiều bà mẹ vẫn bị chao đảo. Không chỉ hoạt động sống bị xáo trộn mà thay đổi nhiều nhất đó chính là vóc dáng, làn da. Nghiên cứu khoa học chỉ ra, có tới 90% phụ nữ mang thai sẽ bị rạn, số còn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểm soát cân nặng và gen di truyền.
Khi cơ thể tăng cân trong thời gian ngắn quá nhanh sẽ dẫn đến sự đứt gãy collagen và trên bề mặt da xuất hiện những vết nứt màu hồng, lâu dần sẽ thành màu xám và trắng. Tuy không gây đau đớn nhưng để lại không ít mặc cảm, tự ti cho mẹ. Mùa bikini lại đang đến gần nên lại càng khiến nhiều chị mẹ sau sinh lo lắng và hoang mang cực độ.
Có nhiều bà mẹ, cái giá "lãi" để có được một thiên thần nhí quá lớn. Hình ảnh chiếc bụng trước và sau khi sinh của 1 bà mẹ nhận được nhiều sự đồng cảm, xót xa.
Nếu vóc dáng có thể lấy lại được thì làn da bụng này sẽ là thứ đi theo mẹ đến hết đời.
Mẹ đừng buồn nhiều, không sao cả. Những vết sẹo rạn có thể sẽ không biến mất được hoàn toàn, nhưng sẽ mờ đi đáng kể với những biện pháp dưới đây.
Làm mờ sẹo rạn với nghệNếu sở hữu một làn da nhạy cảm hay đang chưa có kế hoạch gì cho việc "xử lý" chiếc bụng rạn thì những nguyên liệu trong căn bếp chính là vị cứu tinh lúc này. Thứ gia vị rẻ bèo nhưng hiệu quả cao không món gì xứng đáng hơn nghệ. Mỗi lần da bị thâm mụn là nghĩ ngay đến nghệ, trầy xước vừa lành phải có nghệ bôi lên. Vậy nên khi bụng bị rạn, mẹ nhất định phải dùng đến loại thảo mộc này.
Nghệ và nước cốt chanh
Mẹ có thể dùng nghệ tươi giã nát lấy nước hoặc tiện lợi hơn là dùng bột nghệ hoà cùng nước ép chanh. Sau đó thoa lên vùng da bụng bị rạn, tích cực massage đều trong 15 phút và lau sạch với nước.
Chanh là món có tính acid rất cao cho nên combo này dành đặc trị cho mẹ có làn da bị tổn thương, thâm sạm mức độ nặng. Ưu tiên chanh vàng vì hàm lượng vitamin C trị các vết sạm da có nhiều hơn chanh xanh.
Nghệ và dầu dừa
Đầu tiên, bạn hãy giã nát một củ nghệ tươi trộn chung với 3 muỗng cà phê dầu dừa. Xoa hỗn hợp này lên vùng cần điều trị rạn và massage đều. Sau đó lau lại bằng khăn mềm.
Combo này lại mang tính dịu hơn vì dầu dừa có chất dưỡng ẩm cho làn da mềm mại.
Nghệ tươi với rượu trắng
Hỗn hợp ngâm này đã được truyền đời từ thời ông bà ta ngày xưa và thật sự nó rất hiệu quả cho nên vẫn được các chị em áp dụng đến ngày nay. Tùy vào công thức mà chị em có thể kết hợp cùng với gừng và hạt gấc rang. Dùng rượu này thoa lên da mỗi ngày kết hợp với massage nhẹ nhàng từ 10 đến 15 phút để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Làm mờ và dịu sẹo với kem đặc trịĐối với những chị em không có nhiều thời gian để chuẩn bị các hỗn hợp massage bằng nguyên liệu tự nhiên thì sản phẩm kem bôi là lựa chọn tối ưu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thị sẹo rạn dành cho mẹ đang mang thai và cho con bú. Mẹ nên để ý và ưu tiên sản phẩm có chứa thành phần sau: vitamin C, Zinc, Niacinamide, Sodium Hyaluronate, Centella Asiatica, Vitamin E,... Những thành phần này đều có công dụng làm mờ sẹo và giúp đẩy sẹo lên tốt hơn.
Chị em có thể kết hợp thoa kem từ khi mang thai. Tuy kem trị rạn không thực sự chống sẹo được hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu gây ra.
Khi kết thúc quá trình cho con bú thì bạn có thể sử dụng đặc trị với thành phần chứa vitamin A như retinol hoặc tretinoin.
Là sẹo với công nghệPhương pháp cuối cùng này tuy tiêu tốn khá nhiều chi phí nhưng độ hiệu quả sau mỗi lần trị liệu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chị em cũng tiết kiệm được kha khá thời gian trị liệu.
Công nghệ phi kim và lăn kim
Hai công nghệ này đều được chị em dùng để khắc phục tình trạng rạn da sau sinh. Về cơ bản cả 2 đều tác động tạo tổn thương trên vùng da nhằm kích thích tái tạo sản sinh lớp da mới. Lượng collagen và elastin nội sinh sẽ được tạo ra giúp lục hồi cấu trúc da, biến các vết rạn mờ và mềm hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác nhau nhẹ mà mẹ cần phân biệt.
Lăn kim sử dụng một con lăn nhỏ (roller) có vòng quay xi-lanh, có thể gắn đến 200 cây kim và có tay cầm để di chuyển vòng kim trên da mặt. Vi kim/phi kim là phương pháp điều trị sử dụng công cụ tích hợp nhiều đầu kim siêu nhỏ được gắn động cơ tương tự như máy xăm mình nhưng không phóng mực.
Cấu tạo của dụng cụ điều trị là sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai phương pháp này.
Lăn kim có những tác động mạnh và sâu đến da hơn so với công nghệ phi kim.
Lăn kim sử dụng con lăn có các đầu kim nhỏ lăn trực tiếp lên làn da để tạo ra các tổn thương trên da, kích thích cơ thể tăng sinh tế bào và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương tự thân. Phương pháp này dành cho da có tổn thương sẹo rạn nặng. Quá trình hồi phục 2-3 ngày và yêu cầu gìn giữ vệ sinh yêu cầu cao.
Trong khi đó với phương pháp vi kim, các đầu kim nano tác động lên da theo chiều lên xuống. Phi kim không thể phá vỡ các liên kết mô da, lớp màng mỏng trên da hoàn toàn không bị biến đổi và tổn thương, nhưng vẫn tạo ra tín hiệu tổn thương giả kích thích tế bào gốc sinh trưởng để phục hồi “vết thương”. Phương pháp thường áp dụng cho trị mụn da mặt nhiều hơn, làn da có thể bình thường lại sau 24 giờ.
Công nghệ laser
Đây là phương pháp điều trị hiện đại, rất phổ biến hiện nay. Xung laser tác động trên da có thể làm mờ vết thâm, rạn hay hình xăm. Khi năng lượng này tác động vào vùng rạn sẽ làm các sợi collagen già cỗi co lại, tăng sinh collagen mới từ đó làm da săn chắc và vết rạn mờ đi.
Liệu trình trị rạn da bằng laser sẽ diễn ra trong vòng 6-7 tháng tùy mức độ và tình trạng da.
Tuy nhiên không phải công nghệ laser nào cũng thực sự an toàn và mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Trong một số trường hợp, điều trị laser tại các cơ sở không uy tín còn có thể gây tổn thương thậm chí là bỏng da. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kĩ càng trước khi thực hiện.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet