Nội dung
Cách đây ít lâu, có đi ngang nhà văn hóa thanh niên thành phố, chắc hẳn anh chị em đã có dịp ngắm những bức ảnh đẹp tuyệt với của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Tằng A Pẩu. Dưới đây là những bức ảnh của ông được trưng bày tại buổi triễn lãm, vì chất lượng in ở buổi triễn lãm không được tốt nên mình copy về để bà con có thể xem rõ hơn....

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Gọi bầy (sếu đầu đỏ). Ảnh: tăng A Pẩu.

Trong giới nhiếp ảnh, Tăng A Pẩu được biết tới như là một con người của rừng.

Một tuần Tăng A Pẩu có hết 2-3 ngày ở rừng. Từ rừng Nam Cát Tiên (Ðồng Nai) đến Tràm Chim (Ðồng Tháp), Bidoup (Lâm Ðồng), Hòn Bà (Nha Trang), Kon Ka Kinh (Kon Tum), Lò Gò (Tây Ninh), Bạch Mã (Huế), Cúc Phương (Ninh Bình)...

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Tranh hùng (sếu đầu đỏ). Ảnh: tăng A Pẩu.

Thú vui trong rừng của Tăng A Pẩu vừa là được gần gũi, hít thở không khí thiên nhiên, vừa là để thỏa mãn đam mê chụp ảnh chim.

Nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm - người chuyên chụp phong cảnh thiên nhiên Việt Nam - đã dành cho Tăng A Pẩu - người chuyên chụp cảnh rừng - những lời nhận xét thán phục: “Có nhiều người yêu thiên nhiên, yêu chim, chụp ảnh chim... nhưng anh Pẩu là trường hợp đặc biệt hơn tất cả. Anh được coi như là người của rừng. Bình thường anh là một doanh nhân, nhưng công sức, tiền của kiếm được anh đã đổ rất nhiều để đi chụp ảnh trong rừng. Nhìn bộ ảnh chim của anh đủ hiểu anh đã tốn công thế nào để chụp được nhiều loại chim như vậy!”.

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Tứ quý sếu. Ảnh: tăng A Pẩu.

Quả thật, chụp ảnh chim không đơn thuần là chụp nghệ thuật vài ba loại chim quanh nhà. Nó đòi hỏi công sức rất nhiều để lội rừng tìm chim, sau đó phải trang bị những thiết bị đặc dụng như xe đi rừng, máy tạo tiếng chim để dụ chim ra, ống kính khủng để chụp được những bức ảnh đẹp và rõ nét.

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Vũ khúc tình yêu. Ảnh: tăng A Pẩu.

Một ví dụ rõ ràng là hơn bảy năm chụp chim rừng, Tăng A Pẩu vẫn “cay đắng” với loài khướu đặc hữu rừng Kon Ka Kinh. Anh bỏ công bốn bận từ TP.HCM đi Kon Tum, vô rừng Kon Ka Kinh để chụp loài chim này. Nhưng cả bốn bận loài chim này hoặc không xuất hiện, hoặc thoắt ẩn thoắt lủi vô bụi khiến Tăng A Pẩu không kịp bấm máy. Mà Tăng A Pẩu cho biết mỗi chuyến đi như vậy tốn cả chục triệu đồng chứ đâu ít!

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Khướu đầu đen má xám - giống chim đặc hữu rừng Lâm Đồng. Ảnh: tăng A Pẩu.

“Có loài khướu chỉ sống trên đỉnh Ngọc Linh (Nam Trường Sơn). Muốn lên đó tôi phải thuê người thồ đồ, phải leo núi ở độ cao 2.500m. Tôi muốn có ảnh loài chim đó cho triển lãm này nhưng vẫn chưa thực hiện được. Nó sẽ là kế hoạch năm nay của tôi” - Tăng A Pẩu tiếp tục tiếc rẻ cho một kế hoạch “nung nấu” khác.

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Gà lôi hông tía - giống chim đặc hữu vùng Đông Dương. Ảnh: Tăng A Pẩu

Chụp chim rừng dễ mà cũng khó. Có khi chim quý hiện ngay ra trước mắt, người chụp ảnh bấm máy lia lịa. Nhưng cũng có con trốn biệt, hoặc thoắt hiện thoắt lủi vô bụi, nhiếp ảnh gia trở tay không kịp. Hơn nữa, nhiều giống chim đặc hữu chỉ sống ở một khu vực núi non nào đó, đòi hỏi người muốn chụp được phải lặn lội vào rừng sâu, chịu muỗi mòng, vắt...

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Đuôi cụt bụng vằn - loài chim đặc hữu vùng Đông Dương. Ảnh: tăng A Pẩu.

Nói về công việc của mình, Tăng A Pẩu khiêm tốn: “Tôi xem việc chụp ảnh chim rừng là thú vui, chứ cũng không thi vị hóa gì công việc của mình. Ở Việt Nam, người chụp ảnh chim chỉ đếm trên đầu ngón tay, cũng chỉ chụp quanh quanh thành thị. Nhưng thú chụp ảnh chim trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Ở Thái Lan có hơn 20.000 người của hội chụp ảnh chim, ở Singapore cỡ 10.000 người... Họ đi khắp thế giới để chụp ảnh chim. Những lần qua Việt Nam, họ cũng nhờ tôi dẫn vô rừng để chụp ảnh chim”.

Những bức ảnh đẹp khó tưởng về các giống chim rừng việt nam
Khướu rêu. Ảnh: tăng A Pẩu.

Triển lãm ảnh đầu tiên về chim rừng Việt Nam

Triển lãm Chim rừng mùa kết bạn (từ ngày 24 đến 28-1 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) của Tăng A Pẩu là triển lãm ảnh đầu tiên về chim rừng Việt Nam, với 130 bức ảnh, trong đó có 12 bức ảnh rất sinh động về sếu đầu đỏ.

Ngắm bộ ảnh chim của Tăng A Pẩu, từ loài sếu đầu đỏ quý hiếm đến những loài đặc hữu như khướu đầu đen má xám, sẻ thông họng vàng, đuôi cụt bụng vằn... mới thấy sự phong phú, đa màu sắc của chim rừng Việt Nam. Chắc chắn sẽ có nhiều loài chim mà nhiều người chỉ nghe tên chứ chưa bao giờ được thấy tận mắt.

Những chương trình khoa học, giáo dục, thiên nhiên... từ trước tới giờ vốn phần nhiều được minh họa bằng hình vẽ, giờ có thể liên hệ với Tăng A Pẩu để có những bức ảnh thật.

Cũng có những bức ảnh của anh không thể thuyết phục tất cả mọi người, nhưng tâm huyết và công sức của Tăng A Pẩu rất đáng được ghi nhận.

Và khi tận mục những bức ảnh như vậy, người xem như được khơi gợi về tình yêu rừng, yêu chim muông... và ý thức bảo vệ động vật hoang dã. Một ý nghĩa trọn vẹn nữa là Tăng A Pẩu sẽ dành toàn bộ số tiền bán ảnh lần này để tặng WAR - một tổ chức bảo vệ động vật hoang dã ở TP.HCM và các trẻ em nghèo Tây nguyên.Theo TUỔI TRẺ ONLINE

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm