1. Chỉ thích hưởng thụ
Lúc nào cũng chỉ muốn nghỉ ngơi thật nhiều và làm việc thật ít là một mong muốn bình thường của con người, tuy nhiên, một số người thường đi quá giới hạn. Ví dụ, nếu một nhân viên rất hay lấy lý do nghỉ ốm trong năm, thường xuyên vẽ ra những kỳ nghỉ hay luôn đi làm chậm trễ, các nhà tâm lý học sẽ chẩn đoán họ với triệu chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
Có một vài dấu hiệu khác liên quan đến triệu chứng này là: thường xuyên nói dối, muốn sống bằng tiền của người khác, hay nghỉ việc dù không có kế hoạch gì thay thế, vô trách nhiệm với công việc, không biết hỗi lỗi.
2. Nhút nhát
Theo thời gian, nhút nhát có thể phát triển thành rối loạn nhân cách phân liệt đặc trưng bởi lối sống cô lập, tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội bình thường và thế giới bên ngoài là lý do họ thường chọn công việc từ xa hoặc các hoạt động khác không liên quan nhiều đến giao tiếp.
Những triệu chứng cụ thể bao gồm: thờ ơ với sự phê phán hoặc khen ngợi, không có bạn thân, thường xuyên mơ ước những điều phi thực tế, hay sợ hãi trước những gì diễn ra xung quanh, cảm xúc lạnh lùng, không hề dao động nhiều.
3. Hay trì hoãn
Luôn trì hoãn mọi việc cũng là yếu tố có thể dẫn đến rối loạn nhân cách mà thường gây ra chứng trầm cảm mãn tính. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng sau đây, thói quen trì hoãn của bạn đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới:
- Khó chịu mỗi khi phải thực hiện yêu cầu làm một điều gì đó mà những người khác đều thấy vô cùng bình thường như rửa bát, vứt rác…
- Tốc độ làm việc rất chậm và chất lượng kém.
- Có thái độ hung hăng trước những lời khuyên hữu ích từ người về cách làm cho công việc tốt hơn và nhanh hơn.
4. Tính khí thất thường, bốc đồng
Một người không cố gắng kiểm soát cơn giận, hành vi của họ sẽ có nguy cơ cao phát triển rối loạn nhân cách ranh giới. Giả sử, hôm nay bạn nghĩ rằng trứng chiên sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và rất ghét chúng nhưng ngày mai bạn lại nghĩ khác và bắt đầu nấu chúng cho bữa sáng.
Tất nhiên, một sự bốc đồng đơn giản không mang lại bất kỳ mối nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm với tính khí và các triệu chứng sau đây thì rất đáng để chú ý:
- Nổi giận không xác đáng hoặc khó lòng kiềm chế được cơn giận.
- Cảm giác trống vắng, chán nản kinh niên.
- Hành vi bốc đồng và tự hủy hoại bản thân.
- Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi.
5. Luôn tự trách mình
Hội chứng tâm lý này được gọi là rối loạn nhân cách né tránh. Họ cực kỳ nhạy cảm trong các mối quan hệ và lời chỉ trích của người khác. Họ thường tự đánh giá thấp mình và không có khả năng kiểm soát những nhận xét tiêu cực.
Bạn nên cảm thấy lo lắng nếu nhận thấy những điều sau đây:
- Sợ hãi, thiếu tự tin, cảm giác không an toàn, cho rằng mình là người thấp kém, rất nhạy cảm với sự hắt hủi, ít quan hệ mật thiết với mọi người.
- Mong muốn được ưa thích và tán thành, có khuynh hướng phóng đại các tai hoạ và nguy cơ có thể xảy ra trong mọi hoàn cảnh dẫn tới né tránh một số hoạt động.
- Dè dặt trong các quan hệ cá nhân hoặc né tránh dấn thân vì sợ rủi ro.
6. Hay nghi ngờ
Nếu bạn thường nghi ngờ người khác, luôn tìm đủ mọi bằng chứng để củng cố cho mối nghi ngờ của mình thì có khả năng bạn đang bị rối loạn nhân cách hoang tưởng.
Rối loạn này đi kèm với các triệu chứng sau đây:
- Đa nghi, luôn cố tìm ra điều sai trái của những người xung quanh.
- Tìm kiếm ý nghĩa ẩn trong hành động bình thường của mọi người.
- Rất khó tha thứ, thù dai.
- Cảm thấy bị đe dọa ngay cả từ những hành động bình thường.
7. Không thể tự ra quyết định
Đó là dấu hiệu của người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc. Họ thiếu sự tự tin vào bản thân và mong muốn được người khác chăm sóc, bảo vệ một cách thái quá. Họ cần nhiều sự giúp đỡ của người khác trong từng quyết định hàng ngày và sợ cô độc, tách biệt.
Các dấu hiệu:
- Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
- Không thể tự làm bất cứ thứ gì.
- Sợ bị bỏ rơi.
- Mất niềm tin vào bản thân.
8. Quá cầu toàn
Quá cầu toàn đôi khi là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh thường quá chú ý đến những chi tiết, quy luật và cách tổ chức mà quên mất đi điểm cốt lõi của sự việc. Họ quá cầu toàn và để điều này ảnh hưởng đến công việc. Họ cứng nhắc mà không dễ thích ứng với sự thay đổi.
Những người cầu toàn nên lo lắng khi họ phát hiện ra các dấu hiệu sau:
- Không dám dành thời gian cho bản thân vì sợ công việc trở nên không hiệu quả
- Sợ hãi việc mắc lỗi
- Tự làm mọi việc vì nghĩ không ai có thể làm tốt hơn mình
- Không kiểm soát được thời gian, công việc.
9. Yêu bản thân thái quá
Hay còn gọi là rối loạn nhân cách ái kỷ, đây là một dạng rối loạn mà người mắc bệnh bỗng nhiên yêu bản thân mình một cách vượt quá giới hạn.
Các dấu hiệu đi kèm là:
- Tự cao, thường cố gắng chứng minh kiến thức và cái nhìn sâu sắc vượt trội của mình với mọi người.
- Ghét chờ đợi, thích được quan tâm, dễ nóng nảy khi không nhận được hồi đáp.
- Khó chịu trước bất kỳ lời phê bình chỉ trích hay xúc phạm người khác.
- Luôn từ chối trách nhiệm cho những sai lầm của mình và thường đổ lỗi cho người khác.
Thay vì phiền muộn vì… sợ xấu khi thấy cổ mình có vẻ dễ bẩn, cằm mọc râu, hay đối phó với chứng nghiện nhai nước...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet