Tuy nhiên, trao đổi với giới truyền thông nước này, người phát ngôn của tập đoàn Samsung cho biết đây chỉ là một vụ cháy nhỏ và không ảnh hưởng tới quá trình sản xuất pin của nhà máy. Các quan chức của hãng cũng khẳng định, đám cháy bùng phát tại khu vực chứa rác thải nên không có thiệt hại về con người và vật chất.
Các vụ cháy nhà máy không phải là hiện tượng xảy ra thường xuyên tại khu vực Đông Nam Á. Trước đó, vào năm 2014, một đám cháy đã xảy ra tại một nhà máy sản xuất bản mạch ở khu vực Anseong, phía bắc Hàn Quốc. Năm 2011, nhà máy sản xuất Foxconn – đối tác của Apple (nằm tại Thành Đô, Trung Quốc) đã bị nổ do hệ thống thông gió bị lỗi. Mới đây nhất – tháng 01/2016, nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn tại Trịnh Châu, Trung Quốc cũng đã bắt lửa và phát nổ.
Hiện trường vụ cháy tại nhà máy sản xuất pin của Samsung.
Vụ cháy nổ này khiến Samsung bị chú ý nhiều hơn khi vào tháng 9 năm trước, các vụ nổ Galaxy Note 7 do lỗi pin diễn ra hàng loạt, khiến hãng phải đột ngột thu hồi toàn bộ thiết bị với quy mô trên toàn thế giới. Ngay sau đó, nhà sản xuất này đã đưa ra các phiên bản thay thế nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Cuối cùng, Samsung buộc phải công bố lệnh “khai tử” Galaxy Note 7, đối mặt với hàng loạt vụ kiện của người tiêu dùng trong và ngoài nước, tốn hàng tỷ đô la thu hồi, đổi, trả thiết bị cho khách hàng.
Ông DJ Koh, chủ tịch phụ trách bộ phận kinh doanh truyền thông di động của tập đoàn khẳng định, công ty sẽ có những biện pháp phòng ngừa tình trạng này xảy ra trong tương lai, bao gồm: quá trình thẩm định trực quan 8 điểm, thêm nhân viên giám sát quá trình lắp đặt an toàn cho mỗi pin và công khai quyền sở hữu trí tuệ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho pin.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet