Nội dung
Khi trẻ bị sốt, nhiều bà mẹ miếng dán lạnh để hạ sốt cho con mà không biết rằng, miếng dán hạ sốt này sử dụng không đúng cũng nguy hiểm cho trẻ.

Miếng dán hạ sốt trẻ em rất dễ tìm thấy ở các nhà thuốc, siêu thị trong thành phố. Một số phụ huynh rất chuộng và thường sử dụng khi trẻ bị sốt vì cho rằng tiện lợi và không có biến chứng.

Dược sĩ Lữ Ngọc Thuyền (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, thành phần chủ yếu của miếng dán là Hydrogel, đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng chúng hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài. Một số có thêm tinh dầu (menthol...), khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt.

Nguy hiểm khi sử dụng miếng dán hạ sốt sai cách

Tuy nhiên, miếng dán hạ sốt không có chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài da nên khả năng hạ sốt là rất hạn chế. Ngoài ra, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em.

Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ không có hiệu quả cao. Với trẻ nhỏ hết sức cẩn trọng vì da trẻ mỏng và nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nổi mẫn đỏ khi dán. Một số trẻ có thể bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán; menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh. Mốt số trường hợp sốt quá cao mà điều trị tại nhà bằng miếng dán hạ sốt sẽ dẫn tới co giật và gây biến chứng về não của trẻ.

Phụ huynh có thể giảm sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn để lau mát, nhúng khăn vào chậu nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ là 2oC, đảm bảo nước luôn luôn ấm trong suốt quá trình lau mát ),vắt hơi ráo. Đặt khăn vào các vị trí sau: 2 khăn ở 2 hõm nách, 2 khăn ở 2 bên bẹn, 1 khăn lau khắp cơ thể trẻ. Dùng khăn ướt lau liên tục vào các vị trí có nhiều mạch máu như đã kể ở trên chớ không chỉ đắp khăn mà thôi. Thay khăn mỗi 2-3 phút và đo nhiệt độ cơ thể trẻ ở nách mỗi 15-30 phút. Ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC.

Khi trẻ bị sốt kèm triệu chứng khác cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu dùng thuốc tại nhà, cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để được chỉ định dùng thuốc hợp lý, theo đúng liều dùng nhằm tránh những biến chứng không mong muốn do sốt cao gây nên.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm