Nội dung

Gần đây, làng mốt Việt xôn xao trước những mâu thuẫn giữa một số người mẫu và nhà chuyên môn với công ty quản lý - đào tạo người mẫu BeU Models (đơn vị cùng công ty đưa Next Top Model về Việt Nam). Ồn ào bắt đầu khi người mẫu xuân lan chia sẻ trên trang cá nhân việc người mẫu Kikki Lê không chịu sự quản lý của BeU song vẫn bị ép buộc đi thi Asia's Next Top Model dưới danh nghĩa đơn vị này.

Sau vụ việc, hàng loạt chân dài như Cao Thiên Trang, Lê Thúy, Quỳnh Châu... cùng bày tỏ bức xúc về cách làm việc của công ty quản lý người mẫu. Không chỉ tố công ty áp đặt khi đi diễn nước ngoài, các người mẫu còn cho rằng họ bị chèn ép show trong nước.

Hàng loạt vụ việc trên cho thấy mối quan hệ phức tạp giữa người mẫu và công ty quản lý ở Việt Nam. Cách làm việc cảm tính, thiếu chuyên nghiệp của đa số công ty quản lý là một phần lý do dẫn tới thực trạng này.

cao thiên trang cho rằng có một "Black List Model" (danh sách đen) những người mẫu bị cấm diễn tại Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam vừa diễn ra ở Hà Nội - cũng do BeU Models tổ chức - và cô nằm trong số đó. Theo Top 3 Vietnam's Next Top Model 2012, cô từng bị dọa dẫm: "Nếu em muốn ra khỏi công ty thì mãi mãi từ nay về sau em không được trở lại làm nghề người mẫu nữa".

 người mẫu việt và công ty quản lý - mối quan hệ thiếu chuyên nghiệp

lê thúy trình diễn ở Tuần thời trang Quốc tế Việt Nam mùa đầu tiên năm 2014. Trong các mùa gần đây, cô không còn được trình diễn tại sự kiện này.

Lê Thúy, Kha Mỹ Vân cũng thừa nhận có hiện tượng chèn ép, cấm diễn. Cả hai từng trúng show diễn ở Tuần thời trang Milan và Paris nhưng đều vắng mặt tại Tuần thời trang Quốc tế Việt Nam hai mùa vừa qua. Lê Thúy được cho là bị cấm diễn vì là trò cưng của Đỗ Mạnh Cường - nhà thiết kế có mâu thuẫn với bên tổ chức.

đỗ mạnh cường cho rằng người đứng đầu BeU Models đã thâu tóm quyền lực, lợi dụng việc các thí sinh xuất phát từ cuộc thi Vietnam's Next Top Model do họ chủ quản để chèn ép.

Theo Đỗ Mạnh Cường, mọi mối quan hệ đều phải dựa trên thái độ cộng sinh và chuyên nghiệp chứ không thể dựa trên cảm tính hay xem thường lẫn nhau. Nhiều người mẫu diễn trong show của Đỗ Mạnh Cường thường bị đơn vị khác có mâu thuẫn với anh gây khó dễ. "Đấy là một sai lầm. Nếu họ không cảm tính, bắt tay hợp tác với tôi thì cả hai đều cùng có được những người mẫu chuyên nghiệp, khán giả đến xem thời trang đã không phải chịu thiệt thòi", Đỗ Mạnh Cường chia sẻ.

 người mẫu việt và công ty quản lý - mối quan hệ thiếu chuyên nghiệp

Người mẫu Việt thường xuyên than thở họ không được trả cát-xê phù hợp với công sức bỏ ra.

Vấn đề cát-xê cũng được cho là nguyên nhân gây bất đồng giữa người mẫu và công ty quản lý. Một người mẫu từng làm việc cho BeU chia sẻ: "Nhiều khi đi quay show cho công ty cách đây mấy tháng nhưng vẫn không nhận được thù lao. Mỗi khi đi công tác, chỗ ăn, ngủ do công ty đặt đều rất tệ. Mỗi khi tôi hỏi, người của công ty đều nói: 'Em biết nhờ ai mà em có được vị trí này không?'. Tôi bức xúc vì rõ ràng nói thế chẳng khác nào phủ nhận nỗ lực và khả năng của người mẫu".

Lê Thúy cho biết thù lao diễn của công ty này thường có sau vài tháng, khi người mẫu đòi mới chịu trả. Một người mẫu khác tiết lộ việc đòi quyền lợi, yêu cầu được trả cát-xê cao hơn là nguyên nhân khiến họ bị cho vào "danh sách đen".

Trung bình, các nhà thiết kế sẽ trả cho người mẫu từ 2-3 triệu đồng mỗi show. Đỗ Long dẫn chứng: "Trong Đêm hội chân dài, tôi trả 75 triệu đồng cho 25 người mẫu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ phải có đến ba buổi gặp tôi để thử trang phục tại cửa hàng, tổng duyệt và trình diễn. Vì vậy, mức giá này tôi nghĩ là phù hợp".

Trong khi đó, các công ty người mẫu sẽ trả thấp hơn, 1-2 triệu đồng cho mỗi show trong tuần thời trang. Không riêng người mẫu của BeU Models, nhiều người mẫu ở các công ty quản lý khác cũng cho biết họ bị quỵt hoặc ăn chặn cát-xê, không được nhận đúng với phần trăm (%) trong hợp đồng. Việc thu nhập thấp, bị chèn ép khiến nhiều người mẫu đi diễn chui hoặc hủy hợp đồng trước thời hạn, dẫn đến tình trạng bát nháo.

Phía người mẫu cũng được cho là hành xử thiếu chuyên nghiệp .

Fashionista Thy Thu - người có kinh nghiệm làm việc cho các công ty về thời trang ở Pháp - cho rằng việc các công ty có một "danh sách đen" là điều hết sức bình thường.

"Đó là những ứng viên không đàng hoàng, kém năng lực hoặc phá ngang hợp đồng bằng cách chạy theo những nhà thiết kế sẵn sàng trả giá cao hơn, với lý do 'bên A chèn ép tôi quá'. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp. Trong trường hợp của tôi, nếu khách hàng có ngỏ ý làm việc chung với các người mẫu này, tôi cũng sẽ tư vấn cho họ là không nên".

 người mẫu việt và công ty quản lý - mối quan hệ thiếu chuyên nghiệp

Việc quản lý người mẫu ở Việt Nam có nhiều bất cập.

Anh Nguyễn Hưng Phúc - cựu quản lý công ty người mẫu PL - cho biết mỗi show thời trang, người mẫu được nhận 70-80% cát xê, phần còn lại là của công ty quản lý (kiêm luôn đóng thuế thu nhập cho người mẫu). "Mức ăn chia này là hợp lý vì chi phí vận hành công ty, đào tạo kỹ năng ngoại ngữ, đưa người mẫu đi nước ngoài... là rất lớn. Việc công ty yêu cầu ký hợp đồng độc quyền từ 3-5 năm cũng là điều dễ hiểu", anh nói. Anh Phúc cho rằng các người mẫu nên suy nghĩ kỹ trước khi ký hợp đồng và đã ký thì nên tôn trọng, không phá ngang dù vì lý do nào.

Anh Phúc không ủng hộ việc các người mẫu đua nhau tố công ty quản lý cũ. Anh nói: "Họ quên mất một điều, công ty là bệ phóng để họ được công chúng nhớ đến. Vì vậy, không nên phủ nhận công sức hoặc chỉ nói những mặt tiêu cực để công chúng nhìn vấn đề một cách phiến diện".  

Trong khi bị hàng loạt người mẫu tố, đại diện BeU khẳng định không có chuyện họ chèn ép hay đe dọa các người mẫu xuất thân từ Vietnam’s Next Top Model và người mẫu nói chung.

"Thực tế, chúng tôi luôn có sự sàng lọc người mẫu qua từng năm và hợp tác cùng hàng trăm người mẫu Việt Nam và quốc tế. Việc một số người không được lựa chọn trình diễn là vì họ không đáp ứng được yêu cầu và tiêu chí do chúng tôi đề ra". Đại diện BeU nói họ luôn tạo điều kiện cho người mẫu và luôn đề cao tác phong làm việc, tính chuyên nghiệp và thái độ sống đúng đắn. Công ty còn dẫn chứng, nhiều chân dài được công ty đào tạo và nâng đỡ như Hoàng Thùy, Mâu Thủy, Tuyết Lan, Kha Mỹ Vân, Chà Mi... đều đạt những thành công nhất định khi làm việc tại các kinh đô thời trang thế giới.

Ở nước ngoài, việc quản lý người mẫu đi theo một quy trình đơn giản và chuyên nghiệp, thuận lợi cho cả hai phía. Đang hoạt động cho PRM Model Agency - một công ty quản lý người mẫu có tiếng ở London (Anh), Hoàng Thùy cho biết khi đã ký hợp đồng, công ty có trách nhiệm gửi hồ sơ của người mẫu đến các khách hàng. Sau đó, người mẫu sẽ tới địa điểm casting. Nếu buổi tuyển chọn thành công, họ sẽ chia tiền diễn cho phía công ty quản lý theo % thỏa thuận ghi trên hợp đồng một cách minh bạch, sòng phẳng.

Không lộn xộn như tại Việt Nam, người mẫu lẫn các công ty quản lý ở nước ngoài luôn tuân thủ đúng quy định. Người mẫu có nhiệm vụ phải làm việc đúng giờ, thân thiện lịch sự với khách hàng, giữ gìn vóc dáng, làn da, không được thay đổi diện mạo (phẫu thuật thẩm mỹ, làm tóc, xăm mình...) nếu không được công ty cho phép.

Phía công ty không nhận trách nhiệm đầu tư cho bất kỳ hoạt động nào của người mẫu để tránh ôm đồm, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Nếu người mẫu muốn tham gia một hoạt động nào khác bên ngoài... công ty sẽ để họ tự sắp xếp và lo liệu.

>> Xem thêm:

Tuần thời trang Quốc tế Việt Nam mất điểm vì ham quảng cáo

Thiếu mẫu chuyên nghiệp - nỗi nhức nhối của tuần thời trang

Chèn ép cát-xê - nỗi ám ảnh của người mẫu Việt

My Vân

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục