Vài năm trở lại đây, gym trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại của không ít người, đặc biệt là các cô nàng mê làm đẹp. Gym không chỉ mang đến một vóc dáng hoàn hảo đáng mơ ước mà còn giúp bạn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, chính việc hăng say tập luyện đã khiến nhiều người trở thành nạn nhân của kiểu hành vi hoàn toàn mới này: nghiện gym.
Từ khoẻ sang nghiện là một ranh giới mỏng manh
Ngay từ khi bắt đầu tập gym, hầu hết mục đích của mọi người chính là sở hữu được thân hình lý tưởng. Các chàng thì cơ bắp săn chắc, 6 múi khoẻ mạnh, các nàng thì 3 vòng lý tưởng, vòng eo con kiến, mông cong quyến rũ,... Và đến khi bạn cảm nhận được sự thay đổi tích cực từ cơ thể, bạn chắc chắn sẽ vô cùng vui sướng và hạnh phúc.
Từ đó, động lực để bản thân đẹp hơn mỗi ngày thôi thúc khiến bạn rơi vào tình trạng "nghiện gym" vô điều kiện. Từ mục đích đơn giản ban đầu là để bản thân trông đẹp và khoẻ mạnh hơn, không ít người điên cuồng lao vào gym như một cơn nghiện.
Những biểu hiện của hội chứng nghiện gym
Những người nghiện tập gym thường luôn nghĩ về chuyện tập thể thao và tránh tăng cân. Có thể nói tăng cân gần như là nỗi ám ảnh của họ.
Nếu bạn thường xuyên tập các bài tập cường độ cao nhiều lần trong ngày và gần như dành mọi thời gian để tập gym thì bạn đã nằm trong danh sách những người bị nghiện gym.
Gần như bạn không còn hứng thú với những môn thể thao khác, những hoạt động dã ngoại tập thể, thậm chí như cuộc sống gia đình, công việc và xã hội cũng không còn là sự quan tâm hàng đầu của bạn nữa.
Và thậm chí ngay cả khi bạn gặp phải những chấn thương trong lúc luyện tập, bạn vẫn tiếp tục với thời khoá biểu gym mỗi ngày thay vì chăm sóc để chấn thương mau phục hồi.
Nghiện gym có hoàn toàn vô hại như bạn vẫn nghĩ?
Luyện tập đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp và chắc xương, tuy nhiên, nếu việc tập luyện quá nhiều lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gãy xương do mệt mỏi. Đối với phụ nữ, việc tập thể dục quá nhiều còn làm giảm mật độ xương, từ đó tăng nguy cơ loãng xương.
Đối với những người đã có chấn thương từ trước, nghiện gym có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm và kéo dài thời gian lành vết thương đó.
Nghiện gym còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý và hàng loạt những thay đổi về tính cách và những mối quan hệ mà nhiều người vẫn cố tình xem nhẹ.
Sở dĩ việc tập gym quá mức gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ là do nó lấy đi của bạn quá nhiều thời gian. Bạn gần như không có thời gian cho những buổi hẹn, tâm tình, uống nước trò chuyện và bạn bè cũng như người thân nghĩ rằng bạn đang bỏ rơi họ.
Ngay cả khi bạn bè và gia đình bạn không có những suy nghĩ tiêu cực như trên thì khi đề cập đến việc tập luyện quá mức cũng có thể gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
Việc tập luyện chỉ là một phần của cuộc sống hiện đại này
Gym mang đến cho bạn một vóc dáng cân đối và một sức khoẻ dẻo dai, nhưng không vì vậy mà bạn được phép xem chúng là điều thiết yếu hàng đầu trong cuộc sống của mình.
Cân bằng và điều độ thời gian luyện tập là cách để bạn giúp cuộc sống khoẻ mạnh và chất lượng hơn. Một thời gian biểu khoa học sẽ giúp bạn vừa sở hữu vóc dáng mơ ước, sức khoẻ bền bỉ và những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Khi cảm thấy bản thân có dấu hiện nghiện gym thì cần nghiêm túc nhìn nhận và điều chỉnh. Đừng quá thúc ép bản thân vào việc cân nặng, điều đó chỉ khiến bạn thêm stress hơn thôi.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet