Nội dung
Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, vi rút Zika không thể sống được khi nhiệt độ xuống dưới 16 độ C.

Muỗi lây vi rút zika sẽ chết khi thời tiết dưới 16 độ

Tọa đàm trực tuyến về phòng bệnh do vi rút Zika do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều ngày 24-11

Tại buổi tọa đàm trực tuyến về phòng bệnh do vi rút Zika do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều ngày 24-11, ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phòng Kiểm soát dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, miền Bắc đang ở thời tiết mùa đông với nhiệt độ xuống thấp, đây là yếu tố cản trở nguy cơ lây lan vi rút Zika nói riêng và các bệnh gây ra do muỗi nói chung.

“Muỗi lây vi rút Zika không hoạt động được khi nhiệt độ xuống dưới 16 độ C. Do vậy người dân miền Bắc sẽ ít có nguy cơ xuất hiện dịch do vi rút Zika vào mùa đông”, ông Khoa nói.

Tuy nhiên, người dân cũng không nên chủ quan bởi mặc dù vi rút không phát triển được khi trời lạnh nhưng tại một số căn hộ chung cư ấm áp, kín gió, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, nguy cơ dịch bệnh phát sinh vẫn rình rập.

Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, tính đến thời điểm hiện tại cả nước đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm vi rút Zika, trong đó TP.HCM là địa phương có nhiều ca mắc nhất với số lượng là 56 ca.

Để phòng chống dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng); ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi; dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch; đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika. Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, khám thai định kỳ. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm