"1. "Móc pô" để hơi thoát và cho tiếng ấm.
2. Móc pô giờ có 2 thể loại "Móc full" và "móc nhẹ". Còn "2 vách" hay "3 vách" đó là mấy tấm lưới chăn ngang vào phần lưới tròn sẽ kể ở dưới để ra âm thanh lớn, nhỏ,càng ít vách thì âm thanh càng lớn.
3. Khi móc,ng ta lấy gió đá cắt cái nắp lon (gần khúc cuôi cái lon) ra, khè hết các vỉ,các ngăn với mấy cái ống nhỏ nhỏ đó ra cho hết,rồi bắt đầu làm 1 cái lưới tròn đặt vào phần đầu của cái lon cho tới lỗ ra, nhét bông thủy tinh vô (cái này cho ra tiếng ấm) cho chặt,rồi đóng nắp lon,hàn lại."
.
Còn chuyện hao xăng thì thưa cùng các bác, 1 phần là do khi móc pô số vòng quay của máy sẽ tăng, do khí đốt sạch hơn nên công suất lớn hơn và vì vậy hao xăng hơn, 1 phần do xe ngọt quá nên các bác hăng lên ga quá, kết quả là hao xăng hơn, để minh chứng cho điều này, các bác cứ thử chạy cho đến khi sạch ko còn giọt xăng nào trong xe sẽ rõ, vì khi hết xăng các bác chỉ có thể giữ ga nhẹ nhẹ và lết từ từ thôi, chứ rồ ga thì xe sẽ bị hụp ngay.
* Như vậy móc pô chẳng những tăng công xuất máy 4 thì mà còn ko hao xăng nữa.................
- Còn tác giả bài này chia sẻ lại là bạn í chỉ biết rằng móc pô là một nghệ thuật, trong đó người móc là một nghệ sỹ. Lợi thế của pô móc so với pô độ là có thể yêu cầu độ lớn âm thanh của pô to nhỏ theo sở thích.
Pô độ đa phần có tiếng kêu quá to, khi đi đường dài mới thấm thía cái hại của pô độ gây đau đầu, váng tai, căng thẳng... Cái pô Leovince Gp Corsa là một điển hình cho cái âm thanh bể đầu điếc tai mà nhiều anh em rất muốn bán lại. Nhiều người chưa hiểu gì về móc pô mà cứ phán như thánh, nghe mà buồn. (Nguồn sưu tầm từ internet).
Hy vọng bài viết sưu tầm trên sẻ giúp được các anh em đam mê xe nhưng chưa rõ về tác dụng của độ chế pô xe.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet