Thời gian gần đây, khi nghe đến câu chuyện phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều chị em không khỏi rùng mình vì những tin tức tiêu cực về các tai nạn "dao kéo". Tại các cơ sở thẩm mỹ ở TP. HCM và Hà Nội, đã có một vài trường hợp nạn nhân sau khi thực hiện hút mỡ, căng da mặt, nâng ngực... đều rơi vào trường hợp hôn mê và thậm chí dẫn đến tử vong.
Chính những thông tin đáng báo động này đã khiến cho các chị em dần mất niềm tin hơn vào công cuộc "dao kéo". Thay vào đó, nhiều người lựa chọn phương pháp làm đẹp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn để có thể "tân trang" nhan sắc như mong muốn móng với ý nghĩ đây sẽ là các biện pháp an toàn, nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, chị em không biết rằng, việc làm đẹp bằng cách dùng hóa mỹ phẩm cải thiện, tiêm filler (chất làm đầy), botox và các chất độn da... khá được ưa chuộng hiện nay vẫn tồn tại những rủi ro không ngờ đến. Điển hình là trường hợp của cô gái 24 tuổi người Anh mới đây nhất có tên Siana.
Được truyền cảm hứng từ "đôi môi tều" căng mọng, ẩn chứa đầy sức hấp dẫn và quyến rũ của Kylie Jenner, Siana quyết định thực hiện tiêm filler.
Lần đầu tiên cô nàng thực hiện việc này là tháng 4 năm 2016 và chọn giá dịch vụ khá rẻ. Sau lần đầu tiên ấy, Siana trở nên "nghiện" và cho rằng: "Kết quả thật tuyệt vời và tôi luôn muốn được tiêm thêm, mỗi lần tôi tốn 70 bảng Anh cho 0,25 ml dung dịch làm đầy."
Trong suốt 3 năm qua, kể từ lúc độc thân đến khi có bầu, cô nàng đã tiến hành tiêm filler 15 lần với giá mỗi cuộc phẫu thuật thẩm mỹ chỉ hơn 2 triệu đồng mà không gặp bất kì tác dụng phụ nào.
Mức giá khá rẻ này cũng khiến nhiều chị em phải giật mình. Bởi theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), dựa trên chất lượng tiêu chuẩn của loại dung dịch được sử dụng, số lượng kim tiêm và độ phức tạp của khu vực cần tiêm mà có nhiều mức giá khác nhau. Theo đó, chi phí cho mỗi lần tiêm filler lên da có giá từ 200 bảng Anh (5,9 triệu đồng) đến hàng trăm bảng.
Tuy nhiên, chuyện chẳng có gì đáng nói khi vào năm nay, người mẹ trẻ gặp phải tình trạng biến chứng trong một lần tiêm môi filler. Lần "dao kéo" không xâm lấn này đã khiến 9X phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về việc sử dụng các gói dịch vụ tiêm filler giá rẻ.
Đôi môi sưng phồng sau lần tiêm filler vào tháng 4 vừa qua khiến Siana "phát hoảng". Từ đôi môi hồng hào, bà mẹ trẻ dần thấy mọi chuyện trở nên xấu đi khi sắc tố bắt đầu trở nên trắng bệch. Thậm chí, Siana không thể ăn được vì đôi môi phát bọc mủ làm cho cô rất đau đớn.
Những bọc mủ sau đó vỡ ra và để lại lỗ trên môi, tạo nên các vết sẹo rất khó để chữa trị.
Về phần mình, Siana cho rằng cô cảm thấy hối hận vì đã lựa chọn dịch vụ làm đẹp giá rẻ. Cô nàng khuyên mọi người nên yêu cơ thể tự nhiên của mình và nếu có làm, hãy đầu tư vào các cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng.
Hiện tại, để chữa việc nhiễm trùng, cô phải uống 10-12 loại thuốc kháng sinh mỗi ngày. Dù có thể làm giảm độ sưng phồng, song những vết sẹo do bọng nước bị vỡ để lại sẽ trở thành dấu vết vĩnh viễn không thể xóa nhòa.
Trường hợp của Siana cũng có thể xem là lời cảnh báo ít nhiều dành cho các chị em muốn theo đuổi phương pháp làm đẹp không xâm lấn.
Lời khuyên được đưa ra chính là cần phải tìm hiểu là lựa chọn các cơ sở làm đẹp an toàn, đáng tin cậy và chất lượng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu cơ bản về filler dưới đây cũng sẽ giúp chị em phân biệt được các loại thật, giả lẫn lộn trong thị trường các sản phẩm làm đẹp hiện nay.
1. Có các loại filler nào?
Hiện tại, filler - chất làm đầy được chia thành 3 loại chính như sau:
- Filler bền vững: thành phần chủ yếu có trong hợp chất này là Polymethylmethacrylate, có tuổi thọ từ 2 năm
- Filler bán bền vững: thành phần chính là calcium hydroxylapatite, có thể lưu lại trên cơ thể từ 1,5 - 2 năm
- Filler không bền vững: thành phần từ acid hyaluronic, có tác dụng trong vòng 6 - 1 năm
Ngoài ra, còn có một loại filler có thành phần phần chính là Collagen chỉ duy trì được 3 - 4 tháng và sau đó tự tan hết. Tuy nhiên, loại filler này lại không phổ biến.
2. Làm cách nào để nhận biết filler thật hay giả?
- Đầu tiên, hãy xác định nơi bạn đến thực hiện phẫu thuật không xâm lấn có đáng tin cậy hay không?
Những lời quảng cáo của các cơ sở spa, thẩm mỹ như liệu trình tiêm filler nhanh, chưa đầy 15 phút sẽ mang đến kết quả rõ rệt, giá cả rẻ hay sản phẩm được xách tay từ nước ngoài hoặc nhập khẩu trực tiếp thường rất được lòng chị em. Tuy nhiên, chị em cần tỉnh táo để xem xét liệu rằng đó có phải là các trung tâm làm đẹp uy tín, có bác sĩ hay chuyên gia được cấp giấy phép hành nghề hay không.
Đừng vì tin những lời quảng cáo "ngọt ngào" trên mạng xã hội mà "tiền mất tật mang".
- Tiếp theo, soi giá sản phẩm.
Nhiều cơ sở thường cam kết hàng thật, hàng chính hãng nhưng giá thành cho mỗi lần tiêm chỉ 2-3 triệu đồng có thể khiến bạn cần phải suy nghĩ lại. Bởi trên thị trường hiện tại, giá cả của sản phẩm filler cũng khá cao khoảng từ 8 đến hơn mười triệu đồng một lần sử dụng.
Do đó, đừng nên thấy nhiều cơ sở đăng giá rẻ mà ham kẻo cần thận mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Sau đó, kiểm tra sản phẩm thật kỹ càng trước khi tiến hành tiêm hợp chất vào cơ thể.
Đối với các sản phẩm đạt chuẩn, nhãn mác và vỏ hộp phải còn nguyên vẹn, không có dấu vết bị bóc tách, chữ in trên sản phẩm sắc nét, dập nổi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý đến thời hạn sử dụng, ngày sản xuất và mã code của sản phẩm. Ngoài ra, bên trong mỗi hộp filler chính hãng sẽ kèm theo một hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
- Cuối cùng, kiểm tra chất lượng sau 1 lần tiêm
Đối với các loại filler kém chất lượng, khi vào cơ thể sẽ giữ lại nguyên khối rất lâu. Trong khi đó, filler chất lượng càng cao lại càng dễ tan và đó là lí do vì sao bạn phải đi tiêm lại sau từ 6 - 12 tháng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet