Nội dung

Theo sau là các hãng như Olympus, Pentax hay Sony. Tất nhiên không thể không kể tới tên tuổi Leica dù hãng này chuyên sản xuất các dòng nhỏ gọn.

Dưới đây là những dòng máy DSLR mà giới chuyên nghiệp đánh giá cao. Danh sách này do Pocket-lint công bố.

Canon

Canon có đủ các máy DSLR từ bình dân tới cao cấp. Do có lịch sử lâu dài từ thời máy phim, nên người dùng hãng này có cơ hộ tận dụng kho ống kính phong phú của hãng.

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng
Dù ra đời đã lâu nhưng đây vẫn thuộc thế hệ full-frame cao cấp nhất tính đến thời điểm hiện tại, Series 1 có hai dòng full-frame và APS-H phân biệt bằng chữ s đứng phía sau. 1Ds Mark III có cảm biến 21 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tục 5 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng
Thấp cấp hơn một chút là phiên bản Mark II với cảm biến full-frame 16,7 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tục 4,5 khung hình/giây, khung đo sáng 21 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm. Dù cồng kềnh nhưng màn LCD thời đó của phiên bản này chỉ rộng 2 inch.
Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Đây là thế hệ Full Frame cao cấp đầu tiên của hãng với cảm biến chỉ 11,1 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tục 4 khung hình/giây, khung đo sáng 21 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Cũng thuộc dòng chuyên nghiệp nhưng thấp cấp hơn hẳn, series 7 là mới nhất trong dòng máy DSLR của hãng với cảm biến APS-C 18 triệu điểm ảnh, quay phim Full HD 1080p 30 khung hình/giây, khung nhìn 100%, tốc độ chụp liên tục lên tới 8 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 19 điểm.

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Series 5 là dòng Full-Frame nhỏ gọn thay thế cho series 1 cồng kềnh nhưng vẫn không kém phần chuyên nghiệp. 5D Mark II là phiên bản đình đám nhất của Canon bởi lần đầu tiên có một DSLR Full Frame quay phim Full HD ra mắt. Phiên bản này có cảm biến 21,1 triệu điểm ảnh, khung ngắm quang 98%, tốc độ chụp liên tục 3,9 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 15 điểm (9 điểm nét và 6 điểm phụ trợ).

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng
Là phiên bản đầu tiên thuộc series 5 Full-Frame, 5D có cảm biến 12,8 triệu điểm ảnh, màn LCD chỉ 2,5 inch, tốc độ chụp liên tục 3 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 15 điểm (9 điểm nét và 6 điểm phụ trợ).
Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Phiên bản series 1 mới nhất ra đời 2009, 1D Mk IV có cảm biến nhỏ hơn Full Frame (APS-H, nhân hình 1,3) 16,1 triệu điểm ảnh, quay phim HD, khung ngắm quang 100%, tốc độ chụp liên tục 10 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng
Thấp cấp hơn Mark IV là Mark III đời cũ hơn (2007) với cảm biến 10,1 triệu điểm ảnh, các tính năng khác như tốc độ, hệ đo sáng và lấy nét khá tương tự với 10 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Mark II N được cải tiến từ Mark II với màn hình LCD lớn hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn. Có cảm biến 8,2 triệu điểm, phiên bản này có tốc độ chụp liên tục 8,5 khung hình/giây, khung đo sáng 21 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng
Là dòng cao nhất trong phân khúc bình dân xxxD, 550D ra đòi trong năm nay với cảm biến APS-C 18 triệu điểm ảnh, quay video HD, màn LCD 3 inch với chế độ xem sống. Máy có tốc độ chụp liên tục 3,7 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 9 điểm.
Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Mới nhất trong dòng trung cấp xxD, 50D có cảm biến APS-C 15,1 triệu điểm ảnh, màn LCD 3 inch với chế độ LiveView nhưng không có chức năng quay video. Máy có tốc độ chụp liên tục 6,3 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 9 điểm.

Máy dslr dân chuyên nghiệp tin tưởng

Thấp cấp hơn một chút trong dòng trung cấp là 40D và 30D với các tốc độ chụp liên tục 6,3 và 5 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 9 điểm.

Nguyễn Hà

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm