Nội dung
Vacxin ung thư cổ tử cung là một loại vacxin đã cứu sống hàng ngàn phụ nữ mỗi năm.

Hiện tại em đang mang bầu nhưng em muốn tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Em không rõ vacxin đó tiêm được cho những đối tượng nào. Em đang mang thai thì có tiêm được không? Và nếu tiêm được thì em có phải làm các xét nghiệm gì trước khi tiêm ngừa không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Xuân Mai).

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào Xuân Mai,

Tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung là việc mà chị em nên quan tâm và nên tiêm. Vacxin ung thư cổ tử cung là một loại vacxin đã cứu sống hàng ngàn phụ nữ mỗi năm.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai (sau ung thư vú) thường gặp ở phụ nữ. Phần lớn trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra.  HPV chủ yếu lan truyền qua quan hệ tình dục. Tỉ lệ nhiễm HPV cao nhất ở nữ trong độ tuổi có cường độ hoạt động tình dục cao (tức trong tuổi 18 đến 30), và giảm sau tuổi 30.  Có trên 100 loại HPV, nhưng trong số này, có bốn loại HPV chính là 16, 18, 31, và 45.  Trong số này, hai loại HPV 16 và 18 chiếm khoảng 70% trường hợp UTCTC.

Mang bầu có nên tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung

Vacxin ung thư cổ tử cung là một loại vacxin đã cứu sống hàng ngàn phụ nữ mỗi năm (Ảnh minh họa).

Tiêm vaccine ngừa UTCTC có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26.  Vacxin có hiệu quả ngăn ngừa sự phát sinh tiền ung thư ở tuổi trẻ, nhưng một số phụ nữ dù không có tiền ung thư ở tuổi thiếu niên mà vẫn phát sinh ung thư cổ tử cung ở độ tuổi sau mãn kinh do đột biến gen.

Trường hợp chị em đang bị bệnh, dị ứng với nấm men, có thai hoặc đang có gắng mang thai... sẽ không tiêm được loại vacxin này.
 
Phụ nữ đã lập gia đình vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vacxin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này.

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không được chỉ định tiêm cho phụ nữ đang mang thai, bởi vậy, bạn không nên tiêm lúc này. Nếu bạn vẫn muốn tiêm thì hãy chờ tới lúc sau sinh và tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết mình có tiêm được hay không nhé.
 
Tùy theo điều kiện sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn có cần làm xét nghiệm trước khi tiêm không. Nếu tiêm thì bạn vẫn cần tiêm đủ 3 mũi như bình thường. Trong thời gian tiêm ngừa HPV chưa đủ liều mà bạn có quan hệ tình dục thì kháng thể bảo vệ không đủ đảm bảo để phòng bệnh.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Vô sinh do hút điều hòa kinh nguyệt

Hút điều hòa kinh nguyệt rất dễ gây biến chứng, tiêu biểu là nhiễm khuẩn, từ đó dẫn đến viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm dính buồng tử cung, thai ngoài tử cung, vô sinh...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm