Nội dung
Lựa ống kính canon theo mục đích

Ống kính EF 50mm f1.8 Mark II.

Chụp chân dung

Chân dung bao giờ cũng hay được để ý đầu tiên bởi hầu như ai bước chân vào nhiếp ảnh cũng thích thể loại này. Thông thường một kiểu chân dung cổ điển sẽ là một khuôn mặt khả ái với nền hậu nhòe mờ, vì thế đặc trưng của những ống thích hợp cho nhu cầu này là các ống có độ mở lớn, với f/2,8 hoặc thậm chí nhỏ hơn. Các ống độ mở lớn còn thích hợp cho việc chụp trong điều kiện ánh sáng yếu mà không phải dùng tới đèn flash hay tăng ISO, những thông số ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng ảnh chân dung.

Để làm tôn lên vẻ đẹp trong ảnh chân dung, thông thường ống kính phải có góc nhìn hơi phóng đại tỷ lệ lên một chút. Vì thế các tiêu cự từ khoảng 70 mm tới 135 mm là hợp lý cho thể loại này. Các ống tiêu cự ngắn dù cũng có thể chụp chân dung nhưng thường phù hợp với kiểu chân dung tập thể thay vì chân dung đơn. Sử dụng các ống zoom có cả góc rộng và tele cũng là một giải pháp khá tiết kiệm để phù hợp với từng loại hình nhân vật.

Lưu ý là tiêu cự phù hợp ở trên áp dụng cho các máy Full Frame (như 5D Mark II). Đối với các máy cảm biến APS-C như 450D hay 50D… phải nhân hình lên 1,6 để suy ra tiêu cự hợp lý.

Một số ống tối ưu cho nhu cầu này.

1. EF 50mm f1.8 Mark II: Ống rẻ tiền nhưng rất hợp lý, khi lắp lên APS-C tiêu cự trở thành 80mm, độ mở lớn hơn hẳn ống kit 18-55mm.

2. EF 50mm f/1.4 USM: Tiêu cự 50 dù hơi ngắn so với FF nhưng vẫn luôn là lựa chọn hợp lý. Phiên bản cao cấp hơn có độ mở f/1,4 có cấu trúc vững chắc hơn hẳn, nhất là mô-tơ lấy nét siêu thanh USM.

3. EF 85mm f1.8 USM: Một ống chân dung kinh điển từ thời các máy phim, tiêu cự hợp lý trên các máy FF, còn trên APS-C sẽ trở thành 135mm, hơi dài một chút. Giá ống kính này cũng rất dễ chịu, chỉ vài trăm USD.

4. EF-S 17-55mm f2.8 USM: Ống kit chuyên cho APS-C hợp lý hơn ống 17-85 trước đây do độ mở lớn hơn. Hỗ trợ USM và dải tiêu cự chuẩn tương đương 27 – 88mm, khá đủ cho hầu hết chân dung thông thường.

5. EF 24-70mm f2.8L USM: Vẫn là ống đa năng kiêm ống chân dung được nhiều người mua nhất của Canon dù giá thành hơi đắt đỏ do đẳng cấp ống L.

Chụp thể thao, hoang dã

 

Lựa ống kính canon theo mục đích

Ống kính EF-S 55-250mm IS.

Đặc trưng của các đối tượng này là phải có bức ảnh đẹp từ những khoảng cách xa, vì thế các ống kính dùng cho thể loại này phải là tele zoom tối thiểu từ 70mm trở lên, độ mở lớn f/2,8 để đảm bảo tốc độ chụp đủ bắt dính những pha hành động. Ngoài ra các ống này còn phải được hỗ trợ bởi cơ chế ổn định hình ảnh và cơ chế lấy nét siêu thanh để đảm bảo không ồn, nhất là khi chụp động vật. Vì thế không phải tự nhiên mà riêng dải 70 – 200mm dòng L Canon đã có tới 4 loại khác nhau, chưa kể các dải gần tương đương như 70 – 300mm hay 75 – 300mm còn thêm vài loại nữa.

Một số ống tối ưu cho nhu cầu này.

1. EF-S 55-250mm IS: Ống zoom chuyên dụng cho máy cảm biến nhỏ, không lắp được trên FF. Dù không có USM nhưng dải tele lên tới 400mm và giá thành lại rẻ khiến cho ống này cũng là một lựa chọn khá hợp lý.

2. EF 75-300mm f/4-5.6 III: Ra mắt đến phiên bản III đủ thấy ống này vẫn còn rất được nhiều người yêu thích. Cùng trong dải này còn phải kể đến ống EF 70-300mm f/4-5.6 IS USM, cao cấp hơn một chút nhờ thêm chống rung và USM.

3. EF 70-200mm f/2,8L IS USM: Ống telezoom L thông dụng nhất của Canon, cùng với 24 – 70mm là hai ống được yếu thích nhất. Tuy nhiên giá thành còn đắt đỏ. Người dùng ít tiền hơn có thể chọn 70-200mm f/4L IS USM hoặc f/2,8 nhưng không IS.

4. Một số ống hay nhưng cũng thuộc hàng đỉnh và khó kiếm hơn gồm EF 100-400mm f/4.5-5.6L IS USM, EF 200mm f/2.8L II USM, EF 300mm f/4L IS USM, EF 400mm f/5.6L USM.

Chụp macro

Lựa ống kính canon theo mục đích

Ống kính EF-S 60m f2.8 USM Macro.

 

Mặc dù các loại ống kính đều có thể chụp cận cảnh tốt nhưng ống macro thực thụ sẽ cho chất lượng ảnh tốt hơn hẳn do được thiết kế chuyên chụp các đối tượng kiểu này (côn trùng, hoa…). Các ống macro thực thụ thường có tiêu cự loanh quanh khoảng 100mm, vì thế cũng có thể được dùng như một ống chụp chân dung.

Một số ống kính tối ưu cho nhu cầu này.

1. EF-S 60mm f2.8 USM Macro được thiết kế chuyên cho thân APS-C với tiêu cự tương đương khoảng 96mm, khoảng lấy nét 20cm.

2. EF 100mm f/2.8 USM Macro: Ống phù hợp với cả thân FF, có độ phóng đại 1x, khoảng nét tối thiểu 31cm.

3. EF 100mm f/2.8L IS USM Macro: Tương tự tiêu cự như ống trên nhưng thuộc hàng đẳng cấp L nên giá thành "chát" hơn hẳn.

4. MP-E65 f/2.8 1-5 x Macro: Nếu muốn chụp những đối tượng siêu nhỏ thì đây sẽ là lựa chọn hợp lý bởi có thể cho độ phóng đại không chỉ 1x mà còn tới 5x. Ống lấy nét bằng tay và có khoảng lấy nét tối thiểu 24cm.

Góc rộng

Lựa ống kính canon theo mục đích

È-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM.

Ống góc rộng giúp bạn chụp tốt các ảnh phong cảnh, các tòa kiến trúc mà không phải lùi lại đứng quá xa, hoặc chụp chân dung nhóm cũng rất hiệu quả. Hầu hết các ống kit đều có tiêu cự góc rộng, nhưng đó mới chỉ là những tiêu cự giúp người dùng làm quen với thế giới góc rộng thật sự.

Một số ống tối ưu cho nhu cầu này.

1. EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM: Chuyên cho các máy APS-C, ống góc rộng này tương đương 16 – 35mm, rất phù hợp với chụp phong cảnh, nội thất, nhất là cũng có USM. Tuy nhiên ống vẫn hai độ mở với f chưa đủ rộng.

2. EF 16-35mm f/2.8L II USM: Lắp lên máy FF thì đây là một ống zoom góc rộng hoàn hảo, nhất là với đẳng cấp L với f/2,8, tuy nhiên khi lắp lên APS-C tiêu cự lại trở thành 25 – 56mm, dải không có gì đặc biệt.

3. EF 17- 40mm f/4L USM: Tương tự như ống trên, rất thích hợp với FF nhưng còn chưa đủ hấp dẫn với người dùng máy cảm biến APS-C, nhất là vấn đề giá thành dù độ mở f/4 cũng đã kéo giá giảm khá nhiều.

4. EF 15mm f/2.8 Fisheye: Ống mắt cá siêu rộng, tạo hiệu ứng độc đáo với góc nhìn lên tới 1800, nhất là khi được lắp trên thân FF. Khi lắp trên thân APS-C, tiêu cự còn 24mm nhưng vẫn đạt được một số hiệu ứng nhất định.

Đa mục đích

Lựa ống kính canon theo mục đích

Ống kính EF-S 18-200mm f/3.5-5.6 IS.

Bên cạnh ống kit, ống kính đa mục đích sẽ có dải zoom bao trùm từ rộng tới tele để giúp người chụp không cần phải tháo ra trong suốt quá trình chụp. Tuy nhiên, nhiều khi do giảm giá thành hoặc trang bị dải tiêu cự hơi tham lam mà chất lượng hình ảnh các ống này chưa thể coi là cao được.

Một số ống tối ưu cho nhu cầu này.

1. EF-S 18-200mm f/3.5-5.6 IS: Ống tiêu cự khủng, gần như bao trùm mọi lĩnh vực chụp thông thường, nhất là còn có cả cơ chế chống rung. Lắp trên các máy APS-C, dải tiêu cự trở thành 28 - 320mm. Lợi thế giá rẻ là điểm mạnh duy nhất của ống kính này.

2. EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS: Chuyên dụng cho APS-C với tiêu cự tương đương 29 – 216mm, đây cũng là một lựa chọn khởi đầu tốt cho những người không quá cầu kỳ về chất lượng.

3. EF-S 15-85mm f/3.5-5.6 IS USM là ống thay thế cho ống kit 17 – 85mm rất phổ biến, lại được thêm chút lợi thế ở tiêu cự rộng.

4. EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM: Lại một ống kit hợp lý, nhất là xét về f/2,8, IS và USM, nhưng kèm theo các công nghệ này là giá thành lại bị đẩy cao lên nhiều.

5. EF 24-105mm f4L IS USM: Một sự lựa chọn hợp lý thay thế cho bản đắt tiền 24 – 70mm, chỉ hy sinh một chút ở f/4, nhưng vẫn được hưởng lợi nhờ đẳng cấp ống L.

Nguyễn Hà

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm