1. Nặn mụn ở vùng tam giác chết
Không phải ai cũng biết nhưng trên mặt chúng ta có một vùng gọi là vùng tam giác chết, kéo dài từ khóe miệng lên hai cánh mũi, nối liền phía sau não và khoang mũi. Vùng này tuyệt đối nguy hiểm và không được động vào, nếu bị nhiễm trùng dễ gây liệt, mù, thậm chí tử vong. Dù có ngứa ngáy chân tay vỡi lũ mụn đáng ghét ở vùng này thế nào cũng “nhắm mắt làm ngơ” đi nhé cả nhà!
2. Các loại mụn không được động đến
Trên cơ thể chúng ta có những loại mụn nguy hiểm mà không bao giờ được động đến: mụn đinh râu, mụn thịt. Nhưng loại mụn này nếu không tinh ý nhận ra thì khó phân biệt chúng với mụn trứng cá.
Đặc điểm nhận dạng: Mụn đinh râu thường mọc ở cằm, gần mép của bạn (nơi mọc râu). Còn mụn thịt có nhiều xung quanh mắt.
3. Không tiệt trùng dụng cụ khi nặn mụn
90% các chị em dùng tay nặn mụn. Tay chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ làm tổn thương lớp biểu bì dưới da, mặt khác giúp vi khuẩn trên móng tay sẽ xâm nhập một cách nhanh chóng.
Bạn nên sử dụng cây nặn mụn đã tiệt trùng với xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập và hạn chế sự tổn thương ở da.
4. Không rửa mặt khi nặn mụn
Khi bạn soi gương hay sờ lên mặt thấy mụn thường tiện tay nặn chúng luôn, là bạn đã gián tiếp để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, làm mụn ngày một nặng hơn. Sau đó bạn lại đi rửa mặt sẽ làm da bị tổn thương, hình thành vết thâm và sẹo rỗ.
5. Bỏ qua sát trùng sau khi nặn mụn
99% trong số chúng ta không có bước này. Khi sử dụng dụng cụ nặn mụn vẫn có vi khuẩn xâm nhập vào da, hình thành lên nhiều mụn hơn. Sau khi kết thúc nặn mụn, bạn phải khử trùng bằng nước muối loãng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet