Nội dung
Làm sạch cảm biến và ống kính máy ảnh

Trong quá trình sử dụng, bụi lọt vào trong thân máy sẽ làm bẩn gương lật và màn hiển thị lấy nét.
Ảnh: Blogspot.

Bụi bám trên cảm biến và ống kính luôn là nỗi ám ảnh thường trực của những người chơi máy ảnh DSLR. Trong quá trình sử dụng, bụi lọt vào trong thân máy, làm bẩn gương lật và màn hiển thị lấy nét, gây ra hiện tượng lốm đốm khi nhìn qua viewfinder. Bụi bám trên chip cảm quang khiến bức ảnh thu được xuất hiện những chấm đen khó chịu, có thể nhận thấy rõ tại các vùng màu rực hoặc sáng trắng. Bụi bám trên ống kính làm giảm đáng kể lượng sáng đi vào cảm quang, giảm độ tương phản và sai lệch màu sắc do hiện tượng tán xạ. Những vết bẩn do ngón tay hoặc sợi vải tì lên thấu kính có thể làm bức ảnh bị nhòe nghiêm trọng. Ngoài ra, một lượng lớn bụi lọt vào trong ống kính và thân máy có thể làm hỏng các bộ phận cơ khí và mạch điện tử nhạy cảm như: cơ chế đo sáng, chống rung hay lấy nét.

Video dưới hướng dẫn các bước lau bụi cảm biến và ống kính máy ảnh DSLR bằng những dụng cụ rất đơn giản như hộp xịt không khí, chổi lông, nước rửa kính và vải lụa mềm. Một số lưu ý trước khi thực hiện:

- Luôn sạc đầy pin để tránh trường hợp máy tự động ngắt khi đang lau cảm biến.

- Rửa sạch tay và đeo găng trước khi thực hiện. Tránh lau bụi ở những nơi có gió mạnh và không khí chứa nhiều bụi.

- Kiểm tra tình trạng bụi cảm biến bằng cách chụp một đối tượng có kích thước và độ sáng lớn như bầu trời, bức tường hay tấm vải trắng được chiếu sáng. Thiết lập ISO và khẩu độ ở mức thấp nhất có thể (trong video, tác giả thiết lập ISO 200 và f/22). Điều chỉnh phơi sáng tăng dần để ảnh thu được không quá tối.

- Làm sạch cả những phụ kiện liên quan như: nắp máy, kính lọc, cáp trước, cáp sau của ống kính, loa che (hood)...

- Không khuyến khích sử dụng những loại nước rửa kính hoặc nước rửa màn hình LCD rẻ tiền để lau ống kính. Tuyệt đối không dùng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh do chúng có thể làm bong lớp phủ mặt của các thấu kính.

- Việc lau cảm biến và thành phần thấu kính trong cùng của ống kính cần sự cẩn trọng và độ chính xác rất cao. Nếu không có điều kiện, bạn hãy mang đến các cửa hàng máy ảnh uy tín và các đại lý chính thức của hãng. 

Trần Hạ
Video: Nikon Help Hotline

 

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm