Nội dung

Gần nửa thế kỷ kể từ lần đầu ra mắt năm 1970, số lượng xe la dalat còn lại không nhiều và chủ yếu tồn tại dạng sưu tầm, phục chế bởi những người đam mê xe cổ. Anh Văn Tuấn, một doanh nhân tại Sài Gòn mua lại chiếc La Dalat từ một người chơi xe, bổ sung vào bộ sưu tập xe cổ đều thuộc thương hiệu Citroen (Pháp).

 la dalat - ký ức ôtô thương hiệu việt

La Dalat trên đường phố Sài Gòn.

Anh thú thật nhiều chi tiết trên xe không còn nguyên bản, giá trị của chiếc xe trên thị trường hiện chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Nhưng tâm đắc bởi đây là mẫu xe liên doanh, lắp ráp tại Việt Nam. "Thích xe, đặc biệt xe cổ của Citroen, tôi bỏ công sức làm lại những bộ phận như nệm ghế, mui xe hay hệ thống đèn lẫn màu sơn. Không đi xa, tôi vẫn dùng nó để đi lại trong thành phố hoặc cà phê với bạn bè dịp cuối tuần", anh Tuấn nói.

Chiếc La Dalat xuất hiện trên đường phố Sài Gòn vẫn còn giữ đường nét thiết kế vuông vức, góc cạnh như nguyên bản. Thiết kế xe với kiểu đèn pha tròn, lưới tản nhiệt hình chữ nhật cùng logo cây thông cách điệu. 

Khoang cabin đơn giản với vô lăng hai chấu, đồng hồ công-tơ-mét dạng analog. Dàn ghế bốn chỗ ngồi bọc lại cho nhu cầu sử dụng của chủ nhân. Chiếc La Dalat cổ vẫn sử dụng động cơ xăng như thiết kế ban đầu. Loại 4 thì, 2 xi-lanh, dung tích 600 phân khối, công suất 31 mã lực. Hộp số sàn 4 cấp.

Năm 1936, trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroen về cơ khí ôtô và các quốc gia muốn sản xuất phương tiện giao thông nội địa, hãng này thiết lập một phân xưởng lắp ráp tại miền nam, lấy tên Xe hơi Citroen Công ty. Sau đổi thành Công ty Xe hơi Sài Gòn, nơi đảm trách lắp ráp và sản xuất những bộ phận phụ cho ôtô La Dalat.

Giai đoạn thập niên 60 thế kỷ trước, ôtô Nhật, Mỹ, Đức bắt đầu xuất hiện nhiều tại Sài Gòn. Hãng Citroen nhận thấy sức ép từ những thương hiệu mới, cũng như cần tạo ra sản phẩm mang tính chiến lược hơn. Trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố đơn giản, dễ sử dụng, sửa chữa và giá thành rẻ cho người Việt. 

Chính điều đó chi phối thiết kế trên xe La Dalat không cầu kỳ, đề cao tính thực dụng ngay từ sản phẩm đầu tiên và về sau. Tên Dalat lấy từ thành phố Đà Lạt, nơi người Pháp dành nhiều công sức với mong muốn biến nơi đây thành một "tiểu Paris" tại Việt Nam.

Những năm đầu sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa của xe La Dalat chỉ 25%, nhưng đến năm 1975, con số tăng lên 40%. Những bộ phận quan trọng như động cơ, hộp số, giảm xóc, phanh... phải nhập từ Pháp.

Những chi tiết kém quan trọng hơn như kính, đèn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải... được sản xuất tại nhà máy Công ty Xe hơi Sài Gòn, tọa lạc góc Lê Lợi - Nguyễn Huệ, nay là Caféteria Rex, Quận 1. 

Citroen La Dalat ngưng sản xuất sau năm 1975 với hơn 5.000 xe xuất xưởng. Khép lại giai đoạn ôtô liên doanh, lắp ráp tại Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa cao. Cho đến nay, việc sản xuất một mẫu xe mang thương hiệu Việt vẫn là chuyện hiếm như những chiếc xe cổ.

>> Thêm ảnh La Dalat trên đường phố Sài Gòn.

Phạm Trung

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Từ khóa
Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm