Sải bước trên đôi giày cao gót là một trong những đặc quyền của phái đẹp thế nhưng có nhiều người bỏ lỡ điều đó chỉ vì bàn chân nứt nẻ...
Nứt gót chân là hiện tượng vùng da gót chân bị bong tróc, nứt nẻ thậm chí gây cảm giác đau rát và chảy máu nếu các vết nứt đi sâu vào da.
Tình trạng này nếu không được khắc phục ngay sẽ dẫn đến vết nứt ngày một sâu hơn, “mở cửa” cho các vi khuẩn có hại trong môi trường xâm nhập vào bàn chân gây nhiễm trùng thậm chí hoại tử gót chân cũng như lan rộng ra cả bàn chân.
Vùng da gót chân chai sần không chỉ gây mất thẩm mỹ lấy đi sự tự tin mà còn gây ra cảm giác đau đớn thậm chí ảnh hưởng đến việc đi lại. Đặc biệt, với phái đẹp không thể trưng diện những đôi giày cao gót mình yêu thích vì nơi gót chân bong tróc, chảy máu.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng nứt nẻ, khô ráp bàn chân không dứt
1. Da bị thiếu độ ẩm cần thiết
Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng ẩm sang khô hanh hoặc ngược lại sẽ khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên. Thêm vào đó, trong điều kiện khô lạnh nhưng lại thiếu biện pháp bổ sung, cân bằng độ ẩm là nguyên nhân gây hiện tượng khô ráp, nứt nẻ cho làn da, đặc biệt vùng da gót chân bị khô rạn, bong tróc….
Đồng thời, nguyên nhân thiếu độ ẩm dẫn đến nứt da cũng đến từ việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, xà phòng trong sinh hoạt hằng ngày như tắm gội, giặt giũ… những chất này có độ tẩy mạnh làm mất đi lớp màng bảo vệ da sẵn có bên ngoài, khiến da trở nên khô yếu dẫn đến nứt nẻ.
2. Áp lực quá mức lên gót chân trong thời gian dài
Gót chân là bộ phận luôn phải đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể trong mọi hoạt động thường ngày vì vậy ít nhiều chúng đều bị ảnh hưởng do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Ví như việc đi bộ nhiều hoặc đứng quá lâu trên sàn cứng, gồ ghề sẽ ảnh hưởng xấu đến gót chân, gây nên tình trạng phồng rộp da, nứt da. Đồng thời, mang giày cao gót hoặc giày dép có đế cứng cũng gây tổn thương cho vùng da bàn chân và gót chân.
3. Ảnh hưởng từ các bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da như bệnh chàm, suy giáp, vẩy nến hay eczema, viêm da dị ứng, … khiến da bị thiếu đi các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên như amino axit, khiến lớp màng bảo vệ da bên ngoài bị suy yếu và phần da mỏng bên dưới dễ bị viêm nhiễm bởi môi trường.
Những người mắc các bệnh ngoài da thường cảm giác khô da và ngứa ngáy đến mức phải gãi liên tục hoặc dùng các thuốc. Điều này sẽ góp phần phá hủy nhanh chóng lớp màng bao bọc da, đặc biệt vùng da gót chân khi bị tổn thương do bệnh ngoài da vẫn chịu tác động sinh hoạt cơ thể càng khiến gót chân bị nứt nẻ nhanh chóng hơn và sâu hơn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập gây hoại tử một cách dễ dàng.
4. Lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng thuốc quá nhiều, nhất là các loại thuốc điều tiết huyết áp, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc trị mụn, kháng sinh dễ nảy sinh tác dụng phụ. Đó là làm tăng khả năng bốc hơi nước khỏi cơ thể nhanh hơn, da không lưu giữa đủ độ ẩm và trở nên khô khan, rạn nứt.
Vậy làm cách nào để bạn lấy lại được "gót sen" mềm mại, mịn màng như thủa đầu?
Trông thì khó nhằn vậy thôi nhưng nàng chỉ cần áp dụng một trong số cách trị nứt gót chân hiệu quả dưới đây vừa an toàn lại tiết kiệm là có thể lấy lại đôi gót sen mịn màng, hồng hào tự nhiên như trước đây.
Đắp mặt nạ chuối
Chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể duy trì độ ẩm và nhanh chóng làm liền các vết nứt nẻ nơi gót hồng.
Cách làm: Nghiền nhuyễn 2 quả chuối chín rồi đắp vào gót chân. Để khoảng 15-20 phút rồi bạn rửa sạch lại với nước ấm. Áp dụng thường xuyên 2-3 lần/ 1 tuần để có kết quả tốt nhất.
Hỗn hợp mật ong
Mật ong là nguyên liệu làm trắng da, giúp da mềm mịn hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị: một ít mật ong, glyxerin và kem tươi, rồi trộn đều với nhau tạo thành hỗn hợp.
Cách làm: Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên vùng gót chân, để khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Nên thực hiện cách trị nứt gót chân hiệu quả này 1 lần/ 1 ngày trước khi đi ngủ, bạn sẽ nhanh chóng có đôi gót sen mềm mịn, hồng hào tự nhiên.
Hỗn hợp cám gạo
Cám gạo chứa nhiều vitamin B giúp da loại sạch lớp tế bào chết, kết hợp với dầu dừa và mật ong nuôi dưỡng làn da mềm mịn và mau liền vết nứt.
Cách làm: Bạn cần trộn đều mật ong, cám gạo và dầu dừa tạo nên hỗn hợp, thoa đều lên vùng da nơi gót chân, để khoảng 15 phút, rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Hỗn hợp giấm táo và sữa chua
Cách trị nứt gót chân này có hiệu quả rất cao, bạn hãy trộn đều một ít giấm với sữa chua không đường tạo nên hỗn hợp.
Cách làm: Các bạn thoa đều hỗn hợp lên toàn bộ lòng bàn chân, mắt cá chân, gót chân và các kẽ giữ ngon chân, để 10 phút, cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet