Nội dung

Những tay lái sportbike có thể sẽ cười diễu cợt một bạn đồng hành chạy cruiser hay standard khi qua những khúc cua bởi không tạo được vệt cong đẹp mắt như họ. Lợi thế của sportbike với thiết kế gọn gàng phần khung gầm nên khi vào cua không bị "sạt gầm" như các xe khác. Nhưng thực tế cho thấy nếu luyện tập đầy đủ, đúng kỹ năng thì dù là nakedbike, standard cũng hoàn toàn có thể tạo góc cua chuẩn như sportbike.

Vững tinh thần là điều cần thiết khi vào cua những xe không phải sportbike. Một đội môtô đang di chuyển, nhịp nhàng nghiêng người vào cua, nhưng một tay lái trẻ cầm cương một chiếc cruiser giật mình khi nghe tiếng quệt kim loại xuống mặt đường tóe lửa, theo phản xạ tự nhiên sẽ dựng xe lên ngay khi đang ở đỉnh cua, không làm chủ được tốc độ và đương nhiên sẽ "hạ cánh" ở lề đường đối diện, nếu là vực sâu hay vách núi thì thật khủng khiếp.

 kỹ năng nghiêng người khi vào cua

Một số bộ phận kim loại cà xuống mặt đường thường làm nhiều tay lái giật mình. Ảnh: Motorcycle.

Không những tự giật mình, người vào cua không ổn định còn khiến người đi sau mất khoảng trống phía trước, có thể dẫn tới tai nạn tập thể. Chính vì thế để thành thạo, người lái môtô thường được học kỹ năng nghiêng người, kiểm soát vị trí cơ thể so với chiếc xe để tạo ra góc nghiêng chuẩn nhất.

Giảm tốc và nghiêng xe là cách nhanh nhất để giảm bán kính cua, tuy nhiên nếu nghiêng nhiều quá khi chưa đạt đủ tốc dễ mất độ bám đường của lốp, dẫn tới tình trạng trượt bánh, ngã theo kiểu low-siding.

Để thực hành kỹ năng nghiêng người khi vào cua, các tay lái thường bắt đầu bằng việc sử dụng chân linh hoạt. Chọn những nơi có góc cua đủ rộng, không gấp, giữ ga ở tốc độ vừa phải, thả bàn chân bên góc cua xuống đất để cảm nhận độ nghiêng của xe và bắt đầu bám cua. Với cách này, người lái sẽ chủ động duy trì góc nghiêng vì bạn chân chạm đất là một ngưỡng khống chế.

Khi đã thành thạo, góc cua và tốc độ sẽ được tăng lên, lúc này bàn chân thả xuống thường chỉ được dùng khi bắt đầu vào cua. Sau đó chân rút lên và hạ thấp gối để mở rộng trọng tâm, chủ động tạo góc nghiêng mà vẫn giữ trạng thái cân bằng. Những tay lái có kinh nghiệm thường đẩy bản chân về phía sau, chỉ mũi chân chạm vào gác để chân. Với cách làm này vừa kéo dài vị trí tương đối của người theo chiều dọc thân xe, đồng thời không để mũi chân chạm xuống đường khi vào cua. 

Những bức hình, đoạn video rạp người đẹp mắt thường thấy trong đường đua MotoGP hoàn toàn có thể thực hiện trên đường trường nếu mặt đường đủ độ phẳng cũng như áp dụng đúng kỹ thuật.

 kỹ năng nghiêng người khi vào cua

Quăng người, hạ thấp gối là cách ghìm xe theo cua tốt nhất.

Kỹ năng hiệu quả nhất để đảm bảo vào cua ổn định ngay ở tốc độ cao là kết hợp thả bản chân trước cua, đẩy chân về sau, quăng người sang bên hướng vào tâm cua và nghiêng xe. Quăng người sang bên là kỹ năng cần thiết nhất để kiểm soát chiếc xe nếu có hơi thừa ga và góc nghiêng chưa đủ hạ. 

Tác dụng của việc quăng người lệch ra khỏi xe là để giảm độ nghiêng cho xe, tăng khả năng bám đường. Bởi lẽ nếu như người bám theo xe, phải cần một góc nghiêng lớn hơn để đảm bảo nuốt trọn cua, nhưng góc nghiêng quá lớn dẫn tới trượt ngã. Chính vì thế, các tay lái thường chủ động quăng người vào trong cua để ghìm xe theo cung tròn, giảm độ nghiêng, tăng khả năng bám đường.

Ngoài ra còn có một kinh nghiệm nữa khi tính toán sai điểm vào cua, đỉnh cua và điểm thoát cua quá sớm là tạo đỉnh cua mới. Để tạo đỉnh của mới, người lái không duy trì góc nghiêng thiết lập trước vì dễ đâm sang làn đường đối diện, thay vào đó thực hiện nhiều lần dựng xe, đổ người ngắn, liên tiếp cho tới khi thoát khỏi khúc cua an toàn. Không dựng xe đứng thẳng ngay vì có thể mất lái do các bộ phận trên xe bị chuyển phương quán tính đột ngột.

Minh Hy

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Mai Thỏ với niềm đam mê tốc độ

Chiếc xe đua 600 phân khối Honda CBR phiên bản RR 2009 là niềm mơ ước của nhiều tay chơi motor thể thao trong và ngoài thế giới. Vẻ ngoài hùng dũng với nhiều chi tiết thay đổi ở phần đầu với bộ...

Xem thêm