Trang phục trên lưng ngựa của các quý cô không hề đơn giản chỉ là những bộ quần áo bảo hộ, nó đã trở thành một chuẩn mực và thậm chí là một xu hướng thời trang với các đặc điểm dễ nhận thấy như chiếc mũ cứng dạng lưỡi trai, quần áo thường ôm sát gọn gàng, kết hợp cùng với ủng da, tạo nên ưu điểm lớn là tôn lên vóc dáng và vẻ đẹp sang trọng.
Trang phục cưỡi ngựa với các đặc điểm dễ nhận thấy như chiếc mũ cứng dạng lưỡi trai, quần áo thường ôm sát gọn gàng, kết hợp cùng với ủng da, tạo nên ưu điểm lớn là tôn lên vóc dáng và vẻ đẹp sang trọng.
Trang phục trên lưng ngựa của các quý cô không hề đơn giản chỉ là những bộ quần áo bảo hộ, nó đã trở thành một chuẩn mực và thậm chí là một xu hướng thời trang.
Tuy nhiên trước khi đạt được những kết cấu gọn gàng như hiện nay, các quý cô trên lưng ngựa đã từng phải tròng vào mình hàng đống váy áo và chỉ được lột bỏ dần qua hàng thế kỉ cùng song hành với lịch sử giải phóng phụ nữ.
Khởi nguồn của Trang phục cưỡi ngựa
Trang phục cưỡi ngựa dành cho các quý cô bắt đầu xuất hiện từ nửa sau của thế kỷ XVI ở Châu Âu, với những chiếc chân váy lót phồng lớn được mặc cùng với áo choàng không tay, mũ, ủng và cưỡi ngựa với dáng ngồi 1 bên, được cho là duyên dáng và như thế mới hợp với nữ giới. Trước đó, phụ nữ phải mặc những trang phục hàng ngày của họ trên lưng ngựa. Trong thập niên 1640 Nữ hoàng Henrietta Maria đã xuất hiện trong một bức tranh với chiếc váy mặc đi săn nhưng đến tận thế kỷ thứ mười tám, trang phục cưỡi ngựa dành cho nữ giới mới chính thức được thiết lập.
Trang phục cưỡi ngựa dành cho các quý cô bắt đầu xuất hiện từ nửa sau của thế kỷ XVI ở Châu Âu, với những chiếc chân váy lót phồng lớn được mặc cùng với áo choàng không tay, mũ, ủng và cưỡi ngựa với dáng ngồi 1 bên, được cho là duyên dáng và như thế mới hợp với nữ giới.
Năm 1790 các quý cô cưỡi ngựa trong những bộ cánh bắt chước đồ mặc ra ngoài của những phụ nữ Anh ở nông thôn hoặc của các quý cô tân thời hồi đó. Đến năm 1795, trang phục cưỡi ngựa chính thức bao gồm: 1 chiếc áo khoác được may đo theo kiểu của nam giới, mặc cùng áo sơ mi cổ cao, áo gi-lê và chân váy phồng dài quá mắt cá chân, mũ chóp cao. Cách diện này của các quý cô kéo dài cho đến năm 1820 với sự thay đổi đáng kể khi kiểu váy xòe và tay áo phồng thịnh hành trở lại, và năm 1830, là mốt áo khoác với dáng ta phồng rộng như hình 1 chiếc đùi cừu nhưng xu hướng này diễn ra rất ngắn.
Năm 1790 các quý cô cưỡi ngựa trong những bộ cánh bắt chước đồ mặc ra ngoài của những phụ nữ Anh ở nông thôn hoặc của các quý cô tân thời hồi đó.
Đến năm 1795, trang phục cưỡi ngựa chính thức bao gồm: 1 chiếc áo khoác được may đo theo kiểu của nam giới, mặc cùng áo sơ mi cổ cao, áo gi-lê và chân váy phồng dài quá mắt cá chân, mũ chóp cao.
Năm 1830, là mốt áo khoác với dáng ta phồng rộng như hình 1 chiếc đùi cừu nhưng xu hướng này diễn rất ngắn.
Trang phục cưỡi ngựa của các quý cô những năm 1840- 1850.
Cưỡi ngựa, giải phóng phụ nữ và thời trang
Phần lớn thế kỉ XIX, trang phục cưỡi ngựa gồm chiếc áo khoác thắt eo có phần gấu xòe peplump mặc kèm những chiếc váy phồng và với cách cưỡi ngựa 1 bên (với 1 chiếc yên ngựa đặc biệt các quý cô chỉ ngôi nghiêng 1 bên chứ không dạng 2 chân để cưỡi ngựa). Việc cưỡi ngựa một bên để đảm bảo hình ảnh duyên dáng trong những chiếc váy xòe bồng bềnh khá là nguy hiểm cho các quý cô. Trang phục cưỡi ngựa thời kì này không hề bảm bảo được tính chức năng của nó mà chỉ gây khó chịu cho người cưỡi mà cả nguy hiểm nữa: Cần phải có đến 2 quý ông mới giúp được 1 cô gái lên ngựa và các cô không thể tựu xuống ngựa hay ghìm dây cương để dừng lại 1 con ngựa đang phi nước đại. Đã có nhiều quý cô gặp phải chấn thương nghiêm trọng chỉ vì cách cưỡi ngựa 'duyên dáng' này.
Phần lớn thế kỉ XIX, trang phục cưỡi ngựa gồm chiếc áo khoác thắt eo có phần gấu xòe peplump mặc kèm những chiếc váy phồng và với cách cưỡi ngựa 1 bên (với 1 chiếc yên ngựa đặc biệt các quý cô chỉ ngôi nghiêng 1 bên chứ không dạng 2 chân để cưỡi ngựa).
Cần phải có đến 2 quý ông mới giúp được 1 cô gái lên ngựa và các cô không thể tựu xuống ngựa hay ghìm dây cương để dừng lại 1 con ngựa đang phi nước đại. Đã có nhiều quý cô gặp phải chấn thương nghiêm trọng chỉ vì cách cưỡi ngựa 1 bên 'duyên dáng'.
Cuối thế kỷ XIX đã nổ ra tranh luận gay gắt về cách cưỡi ngựa một bên. Trong khi Alice Hayes một nữ sĩ người Anh vô cùng ủng hộ, bảo vệ việc cưỡi ngựa một bên thiết kế ra chiếc 'chân váy an toàn' với phần phái trước là tà váy và may liền với quần lót bên trong năm 1875 để giúp các quý cô cưỡi ngựa theo cách yêu kiều đó bớt nguy hiểm hơn, thì những quý cô cưỡi ngựa đường dài đã lặng lẽ phá vỡ những quan niệm hạn chế của xã hội và cưỡi ngựa bằng cả 2 chân như nam giới.
Điều đó khởi điểm cho việc hủy bỏ cách cưỡi ngựa 1 bên trong thế kỉ XX. Đầu thế kỉ XX, những quý cô tham gia nhiều hơn vào các công việc xã hội, đấu tranh cho quyền bình đẳng, được bỏ phiếu và hủy bỏ cách cưỡi ngựa một bên đầy nguy hiểm chỉ được cái yêu kiều này. Sự sụp đổ của hình thức cưỡi ngựa một bên gắn liền với sự nổi dậy giải phóng phụ nữ.
Trong khi Alice Hayes một nữ sĩ người Anh vô cùng ủng hộ, bảo vệ việc cưỡi ngựa một bên thiết kế ra chiếc 'chân váy an toàn' với phần phái trước là tà váy và may liền với quần lót bên trong năm 1875 để giúp các quý cô cưỡi ngựa theo cách yêu kiều đó bớt nguy hiểm hơn.
Thì những quý cô cưỡi ngựa đường dài đã lặng lẽ phá vỡ những quan niệm hạn chế của xã hội và cưỡi ngựa bằng cả 2 chân như nam giới.
Tất cả quá trình đó cũng được phản ánh rõ trong cả thời trang. Khi hình thức cưỡi ngựa 1 bên còn tồn tại, 1 quý cô mặc quần hay thậm chí chỉ là xẻ đôi chia đôi chiếc váy của mình sẽ bị coi là không đứng đắn. Khi hình thước cưỡi ngựa này dần sụp đổ, cũng là thời kì những chiếc xe đạp xuất hiện cùng chiếc quần Bloomer diện khi đạp xe của các quý cô. Vì vậy không lạ gì khi việc cưỡi ngựa bằng cả 2 chân của các quý cô được chấp nhận thì những chiếc váy phồng hay 'váy an toàn' được thay thế bằng những chiếc quần phồng kiểu gần tương tự quần Bloomer. Và một bộ trang phục cưỡi ngựa dành nữ giới thường bao gồm: 1 chiếc áo khoác được may đo theo kiểu cách của nam giới mặc kèm sơ mi cao cổ, áo gi-lê, quần, boot cưỡi ngựa và mũ chóp cao.
Khi việc cưỡi ngựa bằng cả 2 chân của các quý cô được chấp nhận thì những chiếc váy phồng hay 'váy an toàn' được thay thế bằng những chiếc quần phồng kiểu gần tương tự quần Bloomer.
Một bộ trang phục cưỡi ngựa dành nữ giới thời kì này thường bao gồm: 1 chiếc áo khoác được may đo theo kiểu cách của nam giới mặc kèm sơ mi cao cổ, áo gi-lê, quần, boot cưỡi ngựa và mũ chóp cao.
Từ đó đến nay trang phục trên lưng ngựa của các quý cô không thay đổi quá nhiều: chỉ lược bỏ bớt chiếc áo gi-lê và thay chiếc mũ chóp cao bằng mũ cưỡi ngựa chuyên dụng có chức năng bảo vệ kị sĩ tốt hơn. Trang phục cưỡi ngựa của các quý cô ngày nay trở thành một chuẩn mực dễ nhận thấy với chiếc mũ cứng dạng lưỡi trai, quần áo thường ôm sát gọn gàng, kết hợp cùng với ủng da.
Từ đó đến nay trang phục trên lưng ngựa của các quý cô không thay đổi quá nhiều: chỉ lược bỏ bớt chiếc áo gi-lê và thay chiếc mũ chóp cao bằng mũ cưỡi ngựa chuyên dụng có chức năng bảo vệ kị sĩ tốt hơn.
Trang phục cưỡi ngựa của các quý cô ngày nay trở thành một chuẩn mực dễ nhận thấy với chiếc mũ cứng dạng lưỡi trai, quần áo thường ôm sát gọn gàng, kết hợp cùng với ủng da.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet