Chúng ta thường nhìn nhận chiều cao chuẩn của một người dựa vào yếu tố xã hội, ví dụ đối với Việt Nam chiều cao chuẩn của phụ nữ có thể vào khoảng 1m60 nhưng với các nước phát triển khác như Úc, chiều cao của phụ nữ phải 1m68 trở lên mới được gọi là chuẩn. Tuy nhiên, theo chuẩn mực của hội họa, chiều cao cơ thể con người đẹp nhất khi tuân theo tỉ lệ vàng 1/8. Nghĩa là nếu xem chiều dài gang tay là 1, ta có phần đầu là 1, thân người là 4, phần đùi là 2, cẳng chân là 2. Tổng cộng lại là 8. Như thế chiều cao lý tưởng sẽ gấp 8 lần chiều dài của gang tay, thông thường gang tay dài khoảng 20 – 25 cm nghĩa là chiều cao lý tưởng sẽ từ 1m60 – 1m80.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, chiều cao của con người càng được chú trọng. Không phải ai cũng có được chiều cao như mong muốn, vì thế, nhu cầu làm cho mình cao thêm ngày càng gia tăng. Và khi cơ thể đã ở mức không còn phát triển thêm, thì cách lựa chọn duy nhất để cao lên là công nghệ kéo dài chân. Vậy công nghệ kéo dài chân là gì? Phẫu thuật đó có nguy cơ nào không? Giá thành bao nhiêu?...là những câu hỏi thường gặp nhất.
Phẫu thuật kéo dài chân là gì?
Theo các tài liệu khoa học, phẫu thuật kéo dài chân là phẫu thuật kéo dài cẳng chân hoặc xương đùi. Trước tiên, người ta tiến hành cắt xương, sau đó gắn vào xương một bộ dụng cụ để nối tạm. Khi xương được kéo dãn ra với tốc độ chậm phù hợp, người ta nhận thấy có sự tái tạo xương mới lấp đầy vào khoảng trống đó dần dần. Các tế bào gân cơ, mạch máu,và thần kinh cũng tân tạo tương xứng. Kết quả cuối cùng là có được một cẳng chân (hoặc đùi) mới dài hơn với đầy đủ các cấu trúc cũng như chức năng như bình thường.
Hiện nay có ba kỹ thuật kéo dài chân phổ biến trên thếgiới là Phương pháp Ilizarov chuẩn, phương pháp L.O.N và đinh nội tủy điện tử. Tùy theo nền y học của từng quốc gia mà người ta sử dụng các loại dụng cụ cố định xương khác nhau.
Có thể kéo dài được bao nhiêu cm?
Kéo dài chân thông thường phải tuân thủ theo tỉ lệ chiều dài cánh tay chia cho chiều dài đùi phải luôn lớn hơn 1,2 lần. Nếu đùi bị kéo quá dài, sẽ gây ra tình trạng mất cân đối, mất thẩm mỹ. Chưa kể, nếu phần đùi và cẳng chân có tỷ lệ bị chênh lệch quá nhiều, khi ngồi xổm sẽ bị ngã ngửa ra phía sau do mất cân bằng. Hơn thế nữa, phần xương khi được kéo dãn tự nhiên cũng không thể tự dài ra được quá nhiều. Thông thường khi kéo dài chân, con số lý tưởng sẽ là 7- 10cm.
Có những biến chứng gì có thể xảy ra?
Tổng hợp từ các báo cáo khoa học của phẫu thuật kéo dài chân, người ta nhận thấy có thể xảy ra hai loại biến chứng của cách làm đẹp này. Đó là biến chứng trong mổ và biến chứng hậu phẫu.
Trong khi phẫu thuật, ngoài những biến chứng do gây mê vô cảm thì biến chứng do phẫu thuật là:
· Tổn thương động mạch gây chảy máu. Thường là do phẫu thuật viên không có kinh nghiệm gây ra, làm sai kỹ thuật và qui trình mổ. Tỉ lệ xảy ra khoảng 0,01 %. Khắc phục được bằng cách mở rộng đường mổ nối lại mạch máu bị rách hoặc đứt.
· Tổn thương thần kinh, nhất là thần kinh mác chung đi sau chỏm xương mác. Biến chứng này xảy ra khi phẫu thuật viên xuyên kim đi ra sau chỏm xương mác. Hậu quả sau mổ làm mất duỗi cổ chân. Tỉ lệ xảy ra khoảng 0,05%. Thông thường bệnh nhân tự hồi phục sau mổ 7 - 12 tháng, không cần điều trị.
Sau mổ, các biến chứng có thể xảy ra là:
· Dị ứng thuốc: có thể gây tử vong nếu không điều trị cấp thời, thường là do dị ứng với kháng sinh, thuốc giảm đau, truyền sai nhóm máu.
· Chèn ép khoang do máu tụ trong bắp chân: gây đau nhức căng cứng bắp chân, nếu trễ có thể làm hoại tử chi do thiếu máu nuôi. Khắc phụ bằng cách mổ xẻ cân giải ép khoang, lấy máu tụ ứ đọng trong khoang. Tốt nhất là thực hiện đúng qui trình kỹ thuật trong cuộc mổ như cầm máu tốt, xẻ cân trước cắt xương... để ngăn ngừa biến chứng này.
· Nhiễm trùng: sốt và sưng nhức đỏ các vết thương kéo dài trên 3 ngày sau mổ là dấu hiệu của nhiễmtrùng. Nguyên nhân là do môi trường phòng mổ, bệnh viện vô trùng kém, dụng cụ tiệt trùng chưa chuẩn, thể tạng bệnh nhân suy giảm miễn dịch, băng gạc vết thương hấp tiệt trùng sai, bị lây lan do nằm gần bệnh nhân nhiễm trùng.
· Viêm chân đinh: gây đau nhức, thường là do thay băng không dúng kỹ thuật như việc rửa chân đinh bằng oxy già, cồn gây hoại tử tế bào sống quanh chân đinh.
Chi phí phẫu thuật là bao nhiêu ?
Hiện tại, ở Việt Nam cũng đã có những bệnh viện nhận mổ kéo dài chân. Chi phí phẫu thuật bao gồm phí khám và xét nghiệm trước mổ, phí phòng mổ, phí thuốc và vật tư phẫu thuật, phí dụng cụ cố định xương và cuối cùng là tiền công cho nhân viên phẫu thuật.
Ngoài ra hậu phẫu người bệnh còn phải chi trả tiền phòng, tiền thuốc theo toa và phí vận chuyển, khám bệnh, chụp phim cho những lần tái khám sau mổ.
Hiện tại tổng chi phí đó dao động từ 12 đến 20 triệu đồng tùy theo từng bệnh viện tại Việt Nam.
Thái lan: 460 000baht khoảng 240 triệu.
Trung quốc: 15 000 - 25 000 đô la Mỹ khoảng 300 đến 500 triệu
Hoa kỳ: 70 000 - 100 000 đô la Mỹ khoảng 1 tỷ 400 triệu đồng đến 2 tỷ đồng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet