Tôi là một công dân Việt Nam, đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh, có gia đình tại Hà Nội và hàng ngày phải tham gia giao thông trên đường phố vì công việc, cuộc sống. Tôi cũng như bao nhiêu người dân khác phải chịu đựng sự vất vả mỗi khi bị kẹt xe hay chứng kiến những tai nạn thương tâm do sự bất cẩn hay vô ý thức của người tham gia giao thông.
Tôi cũng thấy các cơ quan chức năng nỗ lực để tìm ra những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, hàng chục năm nay tôi vẫn thấy tình hình chưa được cải thiện, đặc biệt là vấn đề kẹt xe thì ngày càng nghiêm trọng hơn ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Là người có may mắn được đi công tác, du lịch và tham gia giao thông ở một số thành phố lớn của các quốc gia phát triển như HongKong, Singapre, Tokyo... Khi về đến Việt Nam, chứng kiến cảnh kẹt xe, tai nạn hàng ngày xảy ra trước mắt, tôi chỉ khao khát một ngày nào đó nước mình sẽ có cơ sở hạ tầng giao thông tốt như họ; ý thức chấp hành luật lệ giao thông tốt như họ; giá xe mua xe hơi, xe máy so với thu nhập của người Việt Nam phù hợp như ở đất nước họ, v.v...
Giải quyết ùn tắc giao thông cần nhiều biện pháp. Ảnh: Hoàng Hà. |
Qua phương tiện truyền thông, tôi biết có rất nhiều ý kiến, giải pháp đóng góp cho các Quý cơ quan, trong đó có những giải pháp rất đáng quan tâm. Dù không không phải một chuyên gia về quy hoạch xây dựng, an toàn giao thông, cũng không phải là một nhà quản lý chuyên ngành liên quan nên góc nhìn của tôi có thể không đầy đủ. Nhưng dưới cái nhìn của một người hàng ngày phải di chuyển bằng cả xe hơi cá nhân, xe gắn máy, xe bus và cả xe ôm như mọi người dân khác, tôi cũng mong muốn vấn đề kẹt xe, tai nạn giao thông được giải quyết và sẵn sàng hy sinh những lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng.
Dưới đây, tôi xin tổng hợp lại và đề xuất một số giải pháp, phương pháp thực hiện, lý do thực hiện và những ưu, khuyết điểm của từng giải pháp theo cách tóm tắt để Quý cơ quan tham khảo, áp dụng cho việc giải quyết các vấn đề về kẹt xe và tai nạn giao thông.
Tăng số lượng, cải thiện chất lượng giao thông công cộng
Một khi phương tiện công công còn ít nhiều hạn chế, thì người dân sẽ không rời bỏ phương tiện cá nhân. Do đó cần đầu tư thêm số lượng, số tuyến xe bus, và quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ.
Người dân khi thấy phương tiện công cộng tiện lợi sẽ tự nhiên sử dụng từ đó sẽ giảm phương tiện cá nhân trên đường. Thêm nữa, nhà nước cũng có thêm nguồn thu từ quảng cáo theo số lượng xe. Công việc đầu tiên ngành giao thông cần làm là tìm nguồn vốn đầu tư, và cũng cần có thời gian để người dân hình thành thói quen đi bộ khi chuyển trạm.
Giới hạn số lượng phương tiện theo vùng/địa phương
Chi phí làm đường tốn kém và phức tạp hơn việc cho phép đăng ký tăng số lượng xe rất nhiều. Chúng ta cần tính toán sức tải của cơ hạ tầng của từng tỉnh/thành để cấp phép lưu hành/đăng ký cho số lượng xe (VD: TP. HCM chỉ tối đa 300.000 xe hơi, 1.000.000 xe máy). Mỗi phương tiện bị loại bỏ sẽ cho đăng ký lại một phương tiện mới.
Giải pháp hạn chế phương tiện có thể dễ dàng trong quản lý, triển khai nhanh, có hiệu quả tức thì. Sóng nó cũng làm giảm thu ngân sách do số xe đăng ký mới bị hạn chế, giảm thu hút đầu tư của các hãng sản xuất, lắp ráp phương tiện, và đặt ra vấn đề phải quản lý phương tiện ngoại tỉnh.
Thu phí xe ngoại tỉnh vãng lai/quá cảnh
Phương tiện ngoại tỉnh không có đóng góp cho ngân sách địa phương (thuế trước bạ, phí đăng ký/quản lý), trong khi vẫn sử dụng cơ sở hạ tầng do địa phương đầu tư, xả khí thải gây ô nhiễm môi trường. Vì thế các phương tiện này phải mua vé đi vào theo ngày/tuần, nếu hết ngày chưa ra cần xét theo số ngày thực tế lưu trú để thu phí.
Một công đôi việc, áp đạt thu phí xe ngoại tỉnh sẽ hạn chế số lượng xe vãng lai đồng thời có thêm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng giao thông, bảo vệ môi trường. Tuy vậy, chính sách thu phí cũng dẫn tới tăng chi phí vận tải, và gặp phải phản ứng của số đông những người không có quyền đăng ký phương tiện tại địa phương.
Phân vùng hoạt động của taxi
Số lượng taxi tập chung đông tại khu vực trung tâm của các thành phố lớn, không bến bãi phải đỗ dưới lòng đường, rồi đi lòng vòng bắt khách cũng là nguyên nhân gây nên ác tắc. Cần có quy định cụ thể, mỗi khu vực chỉ cho phép một số lượng xe nhất định hoạt động (hãng nào cũng phải sơn xe giống nhau nếu hoạt động chung 1 khu vực). Phân vùng hoạt động theo màu xe. Đi qua vùng khác phải đóng phí quá cảnh như xe vãng lai.
Mật độ taxi giảm, dễ dàng quản lý phương tiện theo màu. Vì nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này có sử khác biệt giữa các khu vực, do đó cần điều tra, tính toán để phân bổ hợp lý, tránh nơi quá thừa, nơi lại không có.
Tăng cường xử phạt vi phạm
Xử phạt nặng sẽ làm người dân có ý thức cao hơn khi tham gia giao thông: (i) Phạt đúng tất cả các lỗi; (ii) Theo dõi và tịch thu, thanh lý phương tiện vi phạm nhiều lần (bấm lỗ chứng nhận đăng ký); (iii) Thu và tiêu hủy các phương tiện không đạt chuẩn lưu hành. Nếu cần thiết, huy động sự hỗ trợ của quân đội cho các đợt cao điểm. Có sự giám sát chéo giữa các bên.
Bằng việc thực hiện mạnh tay, quyết liệt và nghiêm túc thì người dân sẽ tuân thủ luật giao thông tốt hơn từ đó giảm tai nạn, ùn tắc và loại bỏ dần các phương tiện không đạt chuẩn. Cơ quan chức năng cần có sự chuẩn bị về kho bãi thu giữ phương tiện, xử lý nghiêm những hành vi chống đối, hay mãi lộ. Có thể sẽ khó khăn trong việc chuẩn bị lực lượng đủ để xử lý vi phạm và phối hợp giữa các bên nếu có sự tham gia của quân đội.
Thu phí giờ cao điểm tại trung tâm
Việc thu phí cao hơn tại các khu trung tâm vào giờ cao điểm buộc người tham gia giao thông phải cân nhắc mục đích khi đi vào khu vực này. Thu phí chặt chẽ và phạt nặng hành vi gian lận, vi phạm quy định buộc người tham gia giao thông phải nâng cao ý thức. Để quản lý dễ dàng, buộc phải gắn thiết bị đóng phí qua ERP cho tất cả phương tiện. (bán hoặc cho thuê tại các trạm thu phí) Gắn các trạm thu phí ERP tại cửa ngõ các khu trung tâm. Phạt nghiêm túc các hành vi gian lận, vi phạm quy định.
Giải pháp thu phí này chưa từng áp dụng tại Việt Nam, do đó sẽ xuất hiện một vài khó khăn trong khi triển khai.
Thu phí đậu xe theo giờ
Người dân phải tra tiền thuê nhà, thì việc thu phí đâu xe để giảm áp lực cho các tuyến phố là điều đương nhiên. Áp dụng thu phí theo giờ trên tất cả các tuyến đường đậu xe có thu phí. Đầu tư dụng cụ khóa bánh các xe vi phạm về nơi dừng, đỗ, trốn đóng phí.
Một lần nữa, việc đánh vào túi tiền sẽ buột chủ phương tiện phải cân nhắc vị trí đố, nguồn phí thu được giúp tăng ngân sách, nhưng giải pháp này làm gia tăng số lượng lớn nhân viên thu phí.
Tăng phí lưu hành vào giá nhiên liệu
Càng tham gia giao thông nhiều, lượng tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện càng cao và mức phí phải đóng càng lớn buộc người tham gia giao thông phải cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp. Tăng cường thu phí theo đơn vị đo lường của nhiên liệu khi bán cho người tiêu dùng theo phương pháp đã áp dụng. Giá nhiên liệu cao giúp tăng thu ngân sách nhưng lại làm tăng chi phí vận chuyển.
Quy hoạch xây dựng gắn với sức chịu đựng của hạ tầng giao thông
Các dịch vụ tiện ích tập trung nhiều ở trung tâm hút người tham gia giao thông gây ùn tắc, ô nhiễm. Vì thế cần di dời trường đại học, bệnh viện, công sở ra ngoài trung tâm các thành phố lớn. Để quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạng, và chi phí cao.
Tôi hy vọng rằng, nếu có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp này, người dân sẽ không phải lo lắng, phản ứng về khoản phí lưu hành 20 - 50 triệu đồng mà Bộ Giao thông đang đề nghị áp dụng hay sự thiếu công bằng khi người đi nhiều, người đi ít vẫn phải đóng phí như nhau; nơi thì được thu phí, thuế trước bạ còn nơi khác phải đầu tư cơ sở hạ tầng, chịu đựng thay sức ép của phương tiện từ nơi khác đến hoạt động, v.v…
Dương Ngọc Dũng
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet