Cái tên Krokodil (còn được gọi là ma túy cá sấu hay ma túy "ăn thịt người") nhằm chỉ tình trạng vùng da xung quanh vết chích đổi màu xanh lè và xếp vảy như da cá sấu do mạch máu bị nát và vùng mô bao quanh chết dần. Hoại tử và bị cắt cụt chi là hậu quả thường xảy ra đầu tiên đối với các con nghiện. Với những người chích Krokodil vào động mạch cổ, phần mô xương xốp, đặc biệt là ở hàm dưới, thường bắt đầu tiêu hủy dần vì chất a-xít có trong hỗn hợp. Hậu quả là răng rụng hết trước khi lợi thối rữa. Tuy nhiên, khi “phê” thuốc, con nghiện sẽ không còn cảm thấy đau đớn gì nữa và cứ thế càng nghiện nặng hơn, cho tới khi chết vì bị krokodil “ăn thịt”.
Thông thường, krokodil được tổng hợp từ một số hợp chất gồm thuốc giảm đau chứa codeine trộn lẫn với các phụ gia như iốt, xăng, dầu, dầu pha sơn và phốt pho đỏ bao bọc đầu que diêm.
Những người nghiện krokodil sẽ phải đối mặt với tác hại cực kỳ khủng khiếp của loại ma túy này trong thời gian rất ngắn. Nếu gan và phổi của người nghiện đã có vấn đề từ trước đó thì nay Krokodil sẽ làm cho những vấn đề này trầm trọng lên rất nhiều. Trong khi người nghiện heroin có thể kéo dài tuổi thọ từ 5-7 năm, thì người nghiện Krokodil chỉ sống được từ 1 đến tối đa 2 năm.
Người nghiện bị "ăn sống" đến tận xương.
Chính vì tác hại khủng khiếp và cực kì khó cai nghiện, krokodil đã được Tạp chí Time gọi là “loại ma túy kinh khủng nhất thế giới”.
Để độc giả hiểu hơn về cuộc sống của những con nghiện ma túy krokodil, tạp chí Time đã cho đăng tải loạt ảnh rùng rợn, u ám tại Yekaterinburg, Nga.
Khung cảnh từ trên cao của thành phố Yekaterinburg, Nga. Đây là nơi sinh sống của 1,5 triệu dân. Tính đến năm 2013, phải có tới 40.000 người đã bị phát hiện sử dụng loại ma túy "ăn thịt người" kinh sợ krokodil.
Alexei, 33 tuổi, đang chích ma túy krokodil. Vì đã quá phụ thuộc vào loại thuốc này nên cơ thể Alexei đang dần bị lở loét nghiêm trọng. Hiện tại, việc đi lại của anh cũng đã trở nên vô cùng khó khăn. Alexei buộc lòng phải dùng gậy chống mới có thể đi lại vững chắc.
Krokodil có thể gây "phê" như heroin mà giá thành lại rẻ hơn 3 lần so với heroin, bởi vậy, nhiều người đã liều mình tìm đến loại ma túy "ăn thịt người" này.
Quy trình pha chế ma túy "ăn thịt người" khá đơn giản. Thông thường, krokodil được tổng hợp từ một số hợp chất gồm codeine, i-ốt, phốt pho đỏ cùng các phụ gia trộn lại với nhau.
Andrey, 43 tuổi đang tiêm thuốc cho Zhanna tại căn hộ riêng của mình ở quận Uralmash.
Pavel, 31 tuổi, cùng bàn chân lở loét sau một thời gian dùng ma túy krokodil. Krokodil gây hại trên các mô mềm như da, bắt đầu từ những vảy tróc như cá sấu, rồi đến lở loét, hoại tử và thối rữa chân, tay.
Zhanna sau khi sử dụng ma túy xong và đang cố gắng đứng dậy. Trong khi đó, Andrey vẫn mải mê hút nốt chút lưu huỳnh khô còn sót lại.
Sau khâu chế biến đơn giản, Oxana tự tiêm loại ma túy chết người vào cơ thể.
Elman, 40 tuổi, với những vết thương lở loét. Người nghiện krokodil chỉ có thể sống trung bình từ 1-2 năm sau khi nghiện, trong khi người nghiện heroin thông thường có thể kéo dài sự sống thêm 5-7 năm.
Không chỉ hoành hành ở Nga mà ma túy krokodil còn lan sang Tây Âu và Mỹ. Ảnh chụp bắp chân hoại tử của một người nghiện 26 tuổi tên Amber Neitzel, bang Illinois.
Krokodil cũng có khả năng gây “phê” như heroin, tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn hơn, chỉ kéo dài khoảng từ 40 đến 90 phút.
Dù biết kết cục như vậy, nhưng phần lớn các con nghiện Nga vẫn chuyển từ heroin sang dùng Krokodil vì thành phần chính là codeine (một loại thuốc giảm đau đầu được bán rộng rãi mà không cần có đơn thuốc) rẻ hơn nhiều so với ma túy tinh chất, cũng như có thể mua ở bất cứ nơi đâu mà chẳng bị cảnh sát sờ gáy.
Nhiều chuyên gia phòng chống ma túy so sánh tác hại của Krokodil với những hậu quả kinh hoàng mà levamisole, một loại thuốc trị giun cho gia súc, gây ra cho các con nghiện ở Mỹ. Khi con nghiện hít hoặc hút chất gây nghiện có trộn levamisole, mũi, tai và cổ, hoặc ở một số trường hợp nghiêm trọng, toàn cơ thể bị thối rữa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet